2 kiểu phụ nữ mang thai có xác suất sinh con bị bệnh Down cao, muốn tránh cần làm những xét nghiệm cần thiết

2 kiểu mẹ bầu này có nguy cơ sinh con dễ dị tật cao hơn những bà bầu khác.

Hội chứng Down dùng để chỉ một căn bệnh trẻ sơ sinh có nhiễm sắc thể 21 bất thường, có thể gây ra tình trạng chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Hầu hết mẹ bầu nào cũng lo sợ khi sinh con ra sẽ mắc hội chứng này. Tuy nhiên thực tế thì có 2 kiểu mẹ bầu này có khả năng sinh con mắc bệnh Down cao hơn các thai phụ khác.

2 kiểu phụ nữ mang thai có xác suất sinh con bị bệnh Down cao, muốn tránh cần làm những xét nghiệm cần thiết-1

1. Phụ nữ mang thai có lối sống không lành mạnh

Hầu hết phụ nữ mang thai đều rất chú trọng đến cuộc sống của mình trong thai kỳ. Họ sợ rằng hành vi sai trái của mình sẽ ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, cũng có một số ít mẹ bầu có một số thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia. Những thói quen sinh hoạt như vậy không chỉ dễ mang thai con bị Down mà còn có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật.

2. Phụ nữ mang thai sống trong khu vực ô nhiễm cao

2 kiểu phụ nữ mang thai có xác suất sinh con bị bệnh Down cao, muốn tránh cần làm những xét nghiệm cần thiết-2

Một số bà mẹ mang thai do nhiều yếu tố cuộc sống, sống ở những khu vực ô nhiễm trầm trọng, điều này làm tăng khả năng sinh ra những đứa con mắc bệnh Down. Một số chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể phụ nữ mang thai qua thức ăn, nước uống hoặc không khí và gây biến dạng thai nhi. Nếu thai phụ sống trong môi trường như vậy trong thời gian dài không chỉ là trẻ mắc bệnh Down mà còn có thể khiến thai nhi mắc các bệnh khác về hô hấp, tiêu hóa.

Để tránh mang thai con bị Down, cần làm những xét nghiệm gì khi mang thai?

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu của phụ nữ mang thai thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chủ yếu bằng cách phát hiện các dữ liệu khác nhau trong huyết thanh của phụ nữ mang thai, để tính xác suất thai nhi bị Down. Nếu xác suất tương đối cao thì nghi ngờ thai nhi mắc hội chứng Down, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám chi tiết hơn để xác định chẩn đoán.

Kiểm tra độ mờ da gáy

Tuần 11-12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm để soi độ mờ sau gáy của thai nhi, nếu kết quả lớn hơn 2,5mm thì có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể. Cần phải kiểm tra thêm.

2 kiểu phụ nữ mang thai có xác suất sinh con bị bệnh Down cao, muốn tránh cần làm những xét nghiệm cần thiết-3

Xét nghiệm DNA không xâm lấn hoặc chọc dò màng ối

Hai xét nghiệm này thường được dùng làm tiêu chuẩn để phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down hay không, mẹ bầu có thể tùy theo tình trạng của bản thân cũng như kinh tế mà lựa chọn loại xét nghiệm nào.

Cần nhấn mạnh rằng, chọc ối được thực hiện tốt nhất vào khoảng tuần thứ 18 – 24 sau thai kỳ, lúc này nước ối trong khoang tử cung của thai phụ đã tương đối đủ, thai nhi ổn định. Nếu thai lớn hơn một chút thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi một chút, vì vậy nếu mẹ bầu muốn lựa chọn phương pháp chọc ối thì tốt nhất nên bắt đầu chuẩn bị sớm để tránh bỏ lỡ thời điểm khám tốt nhất.

Tóm lại, sau khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý nếu không cẩn thận có thể gây hại cho thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cố gắng chọn một môi trường yên tĩnh, thoải mái để dưỡng thai, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường sớm nhất.

Nguồn:https://emdep.vn/mang-thai/2-kieu-phu-nu-mang-thai-co-xac-suat-sinh-con-bi-down-cao-muon-tranh-can-lam-nhung-xet-nghiem-can-thiet-20221101092218002.htm

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623