4 bé bị tay chân miệng rơi vào 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑, bác sĩ cảnh báo biểu hiện cần đưa trẻ tới viện gấp

Cứ tầm này năm nào cũng thấy dịch tay chân miệng bùng phát các mẹ nhỉ. Nhưng năm nay có vẻ nghiêm trọng vì thấy báo chí đưa tin số ca mắc nhiều hơn. Với lại, có mấy bé bị nặng lắm. Thậm chí, đã có trường hợp bé mất vì bệnh này rồi. Bởi vậy, các mẹ phải cẩn thận, đừng chủ quan, không là lại thành hại con mình đó.

Mình đọc báo cũng thấy các chuyên gia cảnh báo phụ huynh cần cẩn thận với những triệu chứng nguy hiểm, cần cho bé đi viện ngay kẻo nguy hại tính mạng.

4 trường hợp trẻ bị tay chân miệng nặng, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo, phụ huynh nhớ lưu tâm

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM cho hay: Tuần qua, đơn vị này tiếp nhận 4 trường hợp bé bị tay chân miệng nặng. 

Trường hợp thứ 1 là bé Ng. T. Đ (17 tháng tuổi, nam, ở Đồng Tháp). Bé đã bị bệnh được 4 ngày. Ba ngày đầu, bé bị sốt, buồn nôn, nôn, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân. Sau đó, bé sốt giật mình chới với, trợn mắt run chi nên gia đình đã đưa bé đi bệnh viện địa phương. Tại đây, bé được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 3 và được điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, tình hình của bé không được cải thiện nên đã chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM.

Tại bệnh viện, bé có biểu hiện lơ mơ, mạch nhẹ, da nổi bông, nhịp tim >200 lần/phút, sốt cao liên tục. Bác sĩ chẩn đoán bé đã bị tay chân miệng độ 4. Lúc này, men gan của bé tăng nhẹ, toan chuyển hóa nặng, men tim tăng cao nên phải đặt nội khí quản để thở cùng nhiều biện pháp cấp cứu khác. 

Sau 2 ngày điều trị, tình hình của bé đã được cải thiện, bớt sốt, nhịp tim giảm và đang tiếp tục được điều trị tích cực. 

hình ảnh

Bé Ch đang được điều trị tích cực. Ảnh: PLVN

Trường hợp thứ 2 là bé gái V. N. M. Ch (26 tháng tuổi, ở An Giang). Hai ngày đầu, bé bị sốt và nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân. Đến ngày thứ 3, bé sốt, giật mình chới với nên được cha mẹ đưa tới viện địa phương. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng cấp độ 3 nhưng điều trị không thấy cải thiện nên đã chuyển lên viện Nhi đồng TP. HCM.

Lúc này, bé đã lừ đừ, mạch rõ 182 lần/phút, huyết áp 120/70mmHg, sốt cao liên tục, thở rút lõm ngực. Bác sĩ phải tiến hành đặt nội khí quản và nhiều biện pháp cấp cứu khác. Sau 2 ngày, tình trạng của bé cũng theo chiều hướng tích cực.

Trường hợp thứ 3 là bé Ng. Tr. H. Ph (3,5 tuổi, ở An Giang). Bé bệnh đã 5 ngày. Trong đó 3 ngày đầu thì bé bị sốt, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân và loét miệng. Đến ngày thứ 4, bé bị sốt, giật mình chới với nên nhập viện thì đã được chẩn đoán bị tay chân miệng độ 3. Tuy nhiên, tiến hành điều trị thì không thấy cải thiện nên đã chuyển lên tuyến trên.

Tại BV Nhi đồng TP. HCM, bệnh nhi có biểu hiện lừu đừ, mạch rõ 164 lần/phút, sốt cao 38,8 độ, thở kiểu bụng. Sau khi chẩn đoán bệnh nhi bị tay chân miệng độ 3, bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và nhiều biện pháp khác. Sau 3 ngày, tình trạng của bé đã được cải thiện. 

Trường hợp thứ 4 là bé bé Đ. Ng. T. V (3 tuổi, ở quận Tân Phú, TP. HCM). Bé bị sốt cao ngay từ ngày đầu mắc bệnh. Đến hôm sau, bé sốt, co giật toàn thân và được nhập viện địa phương. Tại đây, bé được chẩn đoán sốt co giật, điều trị hạ sốt chống co giật và chuyển lên BV Nhi đồng TP. HCM. 

Lúc này, bé tiếp tục sốt co giật, sốt cao 39,5 độ, nhịp tim nhanh, không có hồng ban mụn nước ở tay chân mà có vết hồng ban nhỏ ở niêm mạc môi dưới. Bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng độ 4 nên đã được đặt nội khí quản cùng các biện pháp liên quan. 

Sau 5 ngày điều trị, tình hình của bé đã bắt đầu ổn định. 

Từ 4 trường hợp này, BSCKII Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM) cho hay: Cả 4 trường hợp này đều nhiễm EV71 – loại virus chuyên gây bệnh tay chân miệng ở trẻ. 

Do đó, bác sĩ cảnh báo: Khi thấy con có dấu hiệu sốt, nổi hồng ban, mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng. Đặc biệt, nếu có thêm triệu chứng giật mình chới với, nôn nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, chân tay run đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông, xanh tái, lơ mơ… thì hãy đưa đi viện ngay.

hình ảnh

trẻ bị tay chân miệng ngày càng nhiều. Ảnh minh họa, nguồn: Sina

Đồng tình với ý kiến này, BSCKII Dư Tuấn Quy (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1) thông tin: Trước khi bệnh nhân tay chân miệng chuyển nặng, có 2 dâu hiệu ‘kinh điển’:

+ Một là dấu hiệu trẻ sốt cao không hạ.

+ Hai là trẻ ngủ giật mình chới với nhiều lần, hay gặp nhất là đầu giấc ngủ. 

Một dấu hiệu nữa cha mẹ nên lưu tâm là trẻ cứ đeo bám mẹ suốt, chỉ rời ra một tí là hoảng lên. 

Hiện nay, tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần:

+ Dùng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad… Tuy nhiên, khi dùng nhớ cẩn tuân theo lời của bác sĩ. 

+ Cho bé ăn nhiều bữa, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.

+ Vê sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ. 

Giờ dịch tay chân miệng đang phức tạp, báo chí cảnh báo nhiều rồi. Thế nên các mẹ đừng lơ là kẻo lại hại thân.

Theo WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X