5 loại quả nên đặt lên ban thờ trong ngày Tết Đoan Ngọ, gia chủ hưởng lộc, cầu gì được nấy

Vào dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, gia chủ có thể lựa chọn những loại trái cây như mận, nhãn... để dâng cúng thần linh, tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là dịp lễ quan trọng trong năm. “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 1 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.

Theo truyền thống, mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả bánh trái có vị chua, cay, nóng. Dưới đây là 5 loại quả bạn nên sử dụng để cúng trong mâm lễ Tết Đoan Ngọ.

Quả vải

Tháng 6 là tháng quả vải đang vào mùa và rẻ. Tết Đoan Ngọ hàng năm 5/5 âm lịch cũng trùng với mùa vải. Chính vì vậy, người Việt thường mua những chùm vải chín đều đẹp để dâng lên mâm cúng cho bắt mắt. Những quả vải chín sẽ mang đến nhiều điều may mắn, giúp công danh thuận lợi.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Quả mận

Cũng như vải, quả mận đang vào mùa chính vụ được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng hoa quả, chợ, siêu thị… Quả mận tròn trịa, căng mọng chín đỏ bắt mắt rất thích hợp để dâng cúng tổ tiên, thần linh. Dâng cúng những quả mận chín đỏ mang ý nghĩa cầu vận rủi qua đi, mong phước lành đến, giúp già trẻ trong nhà an yên, không còn bệnh tật.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả được nhiều người đặt lên bàn thờ để dâng cúng tổ tiên, thần linh vào các dịp lễ, Tết. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, gia chủ có thể chọn loại quả này để đặt lên bàn thờ. Quả dưa hấu mọng nước, ruột đỏ au có vị ngọt rất thích hợp để dâng cúng bề trên.

Loại quả này còn có ý nghĩa truyền cảm hứng tự lực cánh sinh (gắn với sự tích quả dưa hấu), giúp gia chủ thăng tiến.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Quả chôm chôm

Chôm chôm cũng là một loại quả mà gia chủ có thể lựa chọn để bày lên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nhờ vẻ ngoài nổi bật. Vào tháng 5 âm lịch, chôm chôm vào mùa. Ở các tỉnh miền Nam và miền Tây, loại quả này xuất hiện khắp các chợ, sạp trái cây.

Gia chủ có thể lựa những chùm chôm chôm tươi, chín đỏ để đặt lên bàn thờ, cầu bình an, may mắn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Quả đào

Quả đào có hương thơm đặc trưng, là biểu tượng cho sự trường thọ. Loại quả này có thể dùng để dâng cúng trong các dịp lễ, Tết.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, gia chủ có thể lựa chọn những quả đào chín tới, hình dáng, màu sắc đẹp mắt để làm vật phẩm dâng trong lễ cúng.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch là thời điểm các loại trái cây vào mùa chín rộ. Gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn những loại quả ngon ngọt, tùy theo điều kiện gia đình, quan niệm vùng miền để dâng cúng trong dịp lễ này.

Lưu ý, khi chọn trái cây đặt lên bàn thờ, hãy tránh những quả đã chín nẫu. Trái cây phải vừa đủ chín, quả còn lành lặn thì bày lên bàn thờ mới đẹp, mới có ý nghĩa. Trái cây dập nát, chín nẫu sẽ thu hút nhiều ruồi muỗi, khiến nơi thờ cúng bị ô uế.

Ngoài ra, không nên bày những quả có mùi quá nồng như sầu riêng lên bàn thờ. Nên chọn những quả có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng.

Tránh bày hoa quả giả lên bàn thờ tổ tiên, thần linh. Hành động sử dụng đồ giả được đánh giá là thiếu tôn trọng ông bà, tổ tiên, không tốt cho phong thủy.

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ, quả cúng tết đoan ngọ, mâm cúng Tết đoan ngọ

Gợi ý một số mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hoặc giết sâu bọ.

Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”, nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Theo quan niệm dân gian, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen… để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn: https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/5-loai-qua-nen-dat-len-ban-tho-trong-ngay-tet-doan-ngo-gia-chu-huong-loc-cau-gi-duoc-nay-402006.htm

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623