5 loại vắc- xin dịch vụ dù đắt đến mấy bố mẹ vẫn cần tiêm cho con
Ngay sau khi đứa trẻ chào đời, việc tiêm chủng được bắt đầu. Một số loại vắc xin là miễn phí, một số khác có chi phí không nhỏ. Điều này làm nhiều phụ huynh phân vân có nên tiêm phòng dịch vụ cho con hay không?
Vắc-xin được phát minh ra để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ và giảm khả năng mắc bệnh. Giáo sư Zhang Hongwen, giám đốc của Bệnh viện Thượng Hải cho rằng ách tốt nhất để ngăn chặn virus, ngoài đeo khẩu trang và rửa tay đó là tiêm vắc- xin.
Vắc-xin bất hoạt là một chuỗi gen virus đã ở dạng yếu và tiêm vào cơ thể chúng ta. Tại thời điểm tiêm vắc-xin, cơ thể con người sản sinh ra kháng thể. Một khi các mầm bệnh xấu xuất hiện, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức tạo ra nhiều kháng thể hơn để tiêu diệt virus.
Những loại vắc-xin nào là quan trọng?
Tất cả đều quan trọng!
Những loại vắc xin bắt buộc cần tiêm cho trẻ đã được nhà nước thanh toán và được tiêm dưới hình thức tiêm chủng mở rộng. Loại vắc xin thứ hai được tiêm dưới hình thức tiêm chủng dịch vụ, không được nhà nước tài trợ. Nếu điều kiện cho phép, phụ huynh nên tiêm cho con những loại vắc- xin sau:
Vắc xin Phế cầu khuẩn
Trẻ dưới 2 tuổi rất dễ nhiễm phế cầu khuẩn và mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi truyền nhiễm, viêm tai giữa, viêm màng não. Vắc xin phế cầu khuẩn là loại vắc-xin được ưu tiên cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới và có thể ngăn chặn sự xâm nhập của Streptococcus pneumoniae.
Quy trình tiêm chủng: Bạn nên tiêm vắc-xin này cho trẻ từ 2 tháng đến 15 tháng tuổi. Tổng cộng có 4 liều. Thời gian tiêm là 2, 4, 6 và 12 đến 15 tháng tuổi. 3 liều đầu tiên phải được hoàn thành trong vòng 6 tháng. Khoảng cách giữa mỗi lần tiêm nên là 1 tháng.
Vắc xin Pentaxim
Đây là vắc xin có thể ngăn ngừa 5 bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và nhiễm trùng Haemophilusenzae loại B. Số lượng mũi tiêm ngừa cần thiết để ngăn ngừa 5 bệnh này đã giảm từ 12 xuống còn 4 mũi, giúp bé tiêm ít hơn 8 mũi.
Quy trình tiêm chủng: 3 liều tiêm chủng cơ bản lúc 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 tháng và 1 liều tiêm chủng tăng cường khi 18 tháng.
Vắc-xin Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra. Các gen virut cúm là khác nhau và lây truyền liên tục giữa người với người.
Quy trình tiêm chủng: Do đột biến của virut cúm, phụ huynh nên tiến hành tiêm phòng sau tháng 9 hàng năm và thời gian bảo vệ là khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Có hai dạng vắc- xin bào chế cho trẻ em và người lớn: 0,25 ml cho trẻ em và 0,5 ml cho người lớn (trên 3 tuổi).
Em bé có thể được tiêm phòng cúm từ 6 tháng tuổi. Phụ nữ có thai, người cao niên và người chăm sóc trẻ em cũng được khuyến nghị tiêm phòng vắc- xin này.
Vắc-xin chân- tay- miệng
Bệnh tay chân miệng là do các loại virut khác nhau. Virus Ev71 gây chiếm 30% đến 40% nguyên nhân dẫn đến các bệnh chân- tay- miệng, viêm não, viêm màng não, phù phổi, suy tim phổi và các biến chứng nghiêm trọng khác. Bạn nên tiêm phòng bệnh này cho trẻ.
Quy trình tiêm chủng: Bạn nên tiêm vắc-xin chân- tay- miệng khi trẻ được 6 tháng tuổi và nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tốt nhất, bạn nên tiêm cho trẻ trước 1 tuổi, không nên tiêm cho trẻ 5 tuổi trở lên. Có 2 liều tiêm chủng cơ bản, thời gian cách nhau 1 tháng.
Vắc-xin Rotavirus
Rotavirus cũng là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus này hoạt động mạnh vào mùa hè và mùa thu, khiến trẻ nhỏ từ 6 đến 24 tháng tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh viêm dạ dày ruột, tiêu chảy do rotavirus không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn đối với trẻ nhỏ, đôi khi gây ra viêm phổi do virus, viêm não, viêm cơ tim và các bệnh khác. Nếu bạn cho trẻ uống vắc-xin Rotavirus có thể giúp trẻ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh do virus này.
Quy trình tiêm chủng: Bạn nên cho trẻ uống vắc-xin Rotavirus từ 2 tháng tuổi đến 3 tuổi, mỗi liều cách nhau 1 tháng.