6 dấu hiệu báo thai nhi ngừng phát triển mẹ bầu nên nhớ

9 tháng 10 ngày là quãng thời gian khá dài, mẹ bầu lúc nào cũng phải thật cẩn thận để tránh gặp những dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển cực kỳ ngu.y hi.ểm này.

Thương quá các chị ạ, đứa bạn thân em mang thai được 35 tuần rồi mà nay bác sĩ báo con ch.ết lưu do nhau thai bị xoắn vặn thừng. Nhìn nó gào khóc gọi con mà em đau thắt lòng.

Thế mới thấy, 9 tháng 10 ngày mang thai là quãng thời gian hạnh phúc nhất của người mẹ nhưng nó cũng chứa những lo lắng, những mối ngu.y hi.ểm không thể lường trước được. Em cũng đã làm mẹ của 2 nhóc nên rất hiểu cảm giác mong ngóng đứa con lớn lao đến nhường nào.

Vì thế, mẹ nào đang mang bầu phải thật cẩn trọng trong từng lối sống, sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ con lớn lên khỏe mạnh. Đừng để bản thân phải gặp những dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển dưới đây:

1. Chảy má.u đột ngột

Chảy m.áu trong thai kỳ ở bất cứ giai đoạn nào đều rất đáng lo ngại và có thể là dấu hiệu cảnh báo sả.y thai. Nếu như chỉ là một vài đốm máu nhẹ thì không quá lo lắng nhưng nếu là những cục máu đông, ra nhiều máu màu nâu sậm là dấu hiệu động thai, hoặc nghiêm trọng hơn là mẹ có thể sắp mất con đấy.

6-dau-hieu-bao-thai-nhi-ngung-phat-trien-me-bau-nen-nho-01

2. Thai nhi không cử động

Ở những tháng đầu tiên, mẹ sẽ không thể cảm nhận được những chuyển động của bào thai nhưng từ tuần thứ 18 – 20, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận những cú đạp, trườn mình của bé với mức độ tăng dần.

Nhưng nếu một ngày, mẹ bất ngờ không cảm nhận thấy những chuyển động này trong khoảng từ 8-10 giờ liền, thậm chí kể cả khi có tác động từ bên ngoài thì rất có thể đây là dấu hiệu quan trọng báo con đang gặp vấn đề, thậm chí là ngưng phát triển. Khi này mẹ nên đi khám để nhận kết quả chính xác nhất.

3. Đau thắt vùng bụng dưới

Nếu như những tháng đầu có thai, tình trạng đau lâm râm bụng dưới cho thai nhi đang làm tổ trong t.ử cu.ng thường không đáng lo ngại.

Nhưng nếu mẹ bầu bất ngờ bị đau thắt vùng bụng dưới đi kèm với dấu hiệu ra máu, đau lưng nặng có thể là dấu hiệu con đang gặp ngu.y hi.ểm. Nếu những cơn co thắt mạnh thì có thể là t.ử cu.ng đang đẩy em bé ra ngoài.

4. Không nghe được tim thai

Bác sĩ thường kiểm tra nhịp tim thai khi mẹ đi khám định kì. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai.

Nếu vẫn không thấy được tim thai, bà bầu sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã ngừng phát triển. Qua nghe tim thai và siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thai lưu.

Kết quả hình ảnh cho tim thai

5. Tăng tiết dị.ch â.m đ.ạo

Tiết d.ịch â.m đ.ạo tăng lên khá phổ biến trong thai kỳ nhưng nếu mẹ thấy nó tăng lên đột ngột ở mức quá nhiều thì cần phải đến bác sĩ khám ngay. Có thể đây chính là chất dịch màng ối để giữ an toàn cho bé trong bụng mẹ. Xả nhiều tiết dịch có thể cho thấy nước ối đã bị vỡ và bào thai sẽ ch.ết lưu.

6. Mất các triệu chứng mang thai

Triệu chứng của thai lưu khá rõ rệt, người mẹ có thể tự nhận biết được như tự nhiên hết nghén (nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén), bụng không to thêm hoặc nếu đã to rồi thì đang bị nhỏ đi, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi,

Không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở â.m đ.ạo, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm … Đây chính là những dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển.

Ngoài ra, con sẽ gặp nguy khi nước ối bị vỡ sớm khi mẹ chưa có dấu hiệu s.ẩy hay chuyển dạ. Vì qua nơi màng ối r.ách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhi.ễm khu.ẩn trầm trọng, lúc này còn ngu.y hi.ểm đến cả tính mạng của mẹ.

=>> Khi thấy những dấu hiệu cấp báo trên, mẹ nên khẩn trương đến bệnh viện hoặc phòng khám thai gần nhất để nhờ bác sĩ kiểm tra tình hình con trong bụng thế nào nhé! Trong nhiều trường hợp, nó có thể chỉ là sự thay đổi nào đó nhưng bà bầu tuyệt đối không được chủ quan vì nguy cơ s.ảy th.ai là rất cao!

Cách phòng tránh hiện tượng phôi thai ngừng phát triển:

– Khi mang thai , mẹ cần phải có chế độ ăn uống cẩn thận, tránh dùng các chất kí.ch thí.ch như rượu, bia, thuốc lá… Chất kí.ch thí.ch này khiến thai nhi sau khi thụ thai không được khỏe mạnh, thậm chí còn bị một số d.ị dạ.ng, gây tha.i lưu.

Kết quả hình ảnh cho phát triển thai nhi

– Bà bầu nên tránh các việc nặng nhọc, quá sức khiến thai bị sảy khi còn non, động thai hoặc gây ra tình trạng thai lưu rất đáng tiếc và ngu.y hiể.m cho cả hai mẹ con.

– Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất đ.ộc hại, khói bụi, môi trường ô nhiễm. Hóa chất đ.ộc hại được mẹ hít vào buồng phổi, sẽ mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.

– Đi khám thai định kỳ hoặc thấy bất kỳ hiện tượng gì bất thường. Các bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên hữu ích và khắc phục kịp thời những sự cố không may xảy ra.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X