7 triệu chứng UT sớm không gây đau: Chỉ cần có 1 triệu chứng là bạn phải đi khám ngay
Theo các bác sĩ, 7 căn bệnh ung thư(UT) sau đây không gây đau mặc dù có những triệu chứng phát bệnh rất sớm. Khi thấy những dấu hiệu cảnh báo này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Chúng ta nghe đã quá quen thuộc với khái niệm UT vì đây là căn bệnh gây ra nỗi sợ hãi cho nhiều người. Tuy nhiên, có một số kiến thức về bệnh UT nhiều người chưa nắm được, nên càng hoang mang, lo lắng.
Một trong những số đó chính là các dấu hiệu bệnh UT mờ nhạt, không dễ nhận thấy, không gây đau, nhưng lại âm thầm tấn công cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe và đe dọa tính mạng.
Mặc dù không gây ra cảm giác đau đớn, nhưng một số dấu hiệu của bệnh UT thường để lại những dấu tích nhất định, có thể giúp bạn dễ tìm ra nó.
Ví dụ, khi cha mẹ bị bệnh UT đại trực tràng, con cái họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Hoặc nếu chúng ta tự học cách kiểm tra vùng ngực của mình, cso thể phát hiện và phòng ngừa bệnh UT vú ngay ở giai đoạn sớm.
Một số người còn xuất hiện các triệu chứng giảm cân không rõ nguyên nhân, cũng nên nghi ngờ về việc liệu có phải có một bệnh UT nào đó đang phát triển trong cơ thể hay không.
Chìa khóa để điều trị UT là phát hiện sớm và điều trị sớm, lười đi khám và ngại gặp bác sĩ mới chính là “lý do không nhỏ” khiến nhiều người tử vong vì ung thư. Tuy nhiên, thường thì UT không có triệu chứng gì, một khi các triệu chứng của cơn đau rõ ràng hơn thì bệnh đã tiến triển, thậm chí ở giai đoạn muộn.
Vì vậy, sau đây là triệu chứng của bệnh UT không gây đau mà bạn nên biết càng sớm càng tốt.
1. Đi tiểu máu không đau
Khi đi tiểu thấy trong nước tiểu có kèm theo máu, nhưng lại không có triệu chứng đâu thì đây chính là dấu hiệu sớm của bệnh UT thận hoặc UT bàng quang.
Trong trường hợp đi tiểu có cảm thấy đau và ra máu lại có thể là dấu hiệu của hệ thống tiết niệu bị sỏi.
Do đó, cùng là triệu chứng đi tiểu ra máu, nhưng sự khác biệt giữa các bệnh lành tính và ác tính chủ yếu phụ thuộc vào việc có đau bụng hay không.
2. Có khối u trong vú không đau
Bạn có thể để ý kỹ hơn điều này, khi trong bầu ngực của bạn xuất hiện một khối u, hoặc một cục gì đó nhỏ bé xíu, không gây ra cảm giác đau, dùng tay sờ nắn bên ngoài có giảm giác lồi lõm không bằng phẳng, không có ranh giới rõ ràng với các khoảng mô hay tổ chức mô xung quang, hơi cứng, thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu sớm của bệnh UT vú.
Có những “hạt cứng” lồi lõm trong phần vú của bạn theo cách này, không hề có cảm giác đau, là bạn nên cẩn thận đi khám càng sớm càng tốt.
3. Xuất huyết âm đạo không đau
Phụ nữ trong giai đoạn trung niên và cao tuổi, nếu như đột ngột xuất hiện triệu chứng chảy máu cơ quan sinh dục có tính tiếp xúc mà không đau, có thể là triệu chứng của UT cổ tử cung hoặc UT tử cung.
4. Chảy máu mũi không đau
Khi bạn bỗng nhiên nhìn thấy cháy máu ở mũi mà không có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, đau mũi hay các triệu chứng khác, nhưng mũi vẫn tiếp tục ra máu từng sợi máu nhỏ hoặc từng cục máu đông, đây là dấu hiệu sớm của bệnh UT khoang mũi mà bạn cần phải đi khám khẩn trương.
5. Da bị sừng hóa không đau
Thông thường, da bạn ở trong trạng thái bình thường và mềm mại, đàn hồi tốt và có độ ẩm, nhưng bỗng nhiên một ngày bạn thấy xuất hiện dấu hiệu bị sừng hóa, tức là bị cứng lại một vùng da nào đó, chủ yếu ở trên mặt và phần sống lưng tay thì hãy lưu ý.
Ví dụ như trên các vùng da xuuaats hiện những cục cứng hoặc mảng da hình tròn, những cục sần sần nhô lên mà không có cảm giác đau, thì bạn nên đi kiểm tra xem có phải dấu hiệu UT da giai đoạn sớm hay không.
6. Bệnh u hạch không đau
Khi bạn cảm thấy có cục hạch xuất hiện ở một số nơi trên cơ thể như vùng bẹn, dưới cổ, nách, vùng cổ, chẩm phía sau đầu, xung quanh vành tai với số lượng khác nhau, không sưng không đau, cục hạch cứng, thì nên để ý đến vấn đề UT hạch.
Trên thực tế, có những cục hạch nổi lên rồi lặn đi sau đó, nhưng nếu hạch có tính chất mãn tính, cố định thì hãy cảnh giác với bệnh UT hạch, máu trắng hoặc một trong những dạng về tế bào lymphoma.
7. Bệnh loét dạ dày không đau
Một số người cao tuổi bị loét dạ dày, nhưng không có cảm giác bị đau bụng, nhưng bỗng một ngày xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra phân màu đen đột ngột, sau khi nội soi dạ dày mới biết mắc bệnh viêm loét dạ dày tiến triển thành UT dạ dày.
Vì vậy, hãy nên thường xuyên kiểm tra dạ dày và đường tiêu hóa, nếu như có bệnh viêm loét dạ dày không đau, sớm phát hiện và điều trị thì sẽ ngăn ngừa chúng phát trển thành UT.
Theo WTT