Lỡ chuyển khoản nhầm cho người khác, áp dụng cách này lấy lại tiền nhanh nhất

Nếu Vô Tình Chuyển Nhầm Tiền Sang Một Tài Khoản Không Đúng, Bạn Đừng Vội Lo Lắng. Hãy Làm Theo Các Bước Dưới Đây.

Chuyển tiền online là một dịch vụ tiện tích được nhiều người sử dụng. Nó tiện lợi, giúp bạn thực hiện các giao dịch nhanh chóng, ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch, một số người sẽ gặp phải tình huống éo le chính là chuyển khoản nhần.

Lý do chuyển khoản nhầm phổ biến nhất là ghi sai tên người nhận hoặc sai số tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân là do số tài khoản ngân hàng thường khá dài, khó nhớ và dễ nhập nhầm.

chuyen-khoan-nham-01

Chuyển khoản nhầm được chia thành hai loại là chuyển nhầm cùng ngân hàng và chuyển nhầm khác ngân hàng. Khi phát hiện chuyển khoản nhầm, bạn hãy bình tĩnh thực hiện các bước dưới đây.

Trường hợp 1: Chuyển nhầm vào tài khoản cùng ngân hàng

Bước 1: Kiểm tra và chụp lại màn hình giao dịch chuyển khoản nhầm. Sau đó, đến chi nhánh ngân hàng bạn đang sử dụng.

Bước 2: Thông báo với nhân viên ngân hàng về việc chuyển khoản nhầm.

Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân và điền vào mẫu đơn mà nhân viên ngân hàng yêu cầu.

Bước 4: Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận và yêu cầu họ hoàn lại tiền.

chuyen-khoan-nham-02

Thời gian để nhận lại tiền có thể khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với người nhận.

Trường hợp 2: Chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng

Đây là trường hợp mất nhiều thời gian và khó lấy lại tiền hơn. Dù vậy, khi phát hiện ra bản thân chuyển tiền nhầm, bạn vẫn cần bình tĩnh thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cầm theo CMT/CCCD của mình tới ngân hàng đang sử dụng để giải quyết

Bước 2: Thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát. Khi đã xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng chủ quản chuyển để thông báo cho chủ tài khoản đó xử lý theo quy định.

chuyen-khoan-nham-03

Tùy thuộc vào mức độ làm việc của hai bên ngân hàng mà thời gian nhận lại tiền có thể thay đổi.

Người được chuyển nhầm không trả lại tiền có thể bị khởi tố

Theo quy định tài khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự, trường hợp số tiền chuyển nhầm được rút ra để sử dụng và chủ tài khoản nhận tiền không có ý trả lại số tiền, khách hàng có thể khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền trên:

“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự, nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng, không trả lại tiền cho người chuyển nhầm khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng và người chuyển tiền, người cố tình chiếm hữu, sử dụng trái phép số tiền trên còn có thể bị truy tố về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản.

Theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 2-5 triệu đồng.

Căn cứu vào Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép trên 10 triệu đồng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó, nếu sử dụng, chiếm đoạt số tiền từ 10 – 200 triệu đồng do được người khác chuyển nhầm, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nếu chiếm đoạt số tiền trên 200 triệu do người khác chuyển nhầm, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1-5 năm.

Theo phunutoday

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623