Con gái 15t ban ngày bình thường, cứ nửa đêm là ra khỏi giường, nói chuyện 1 mình: Cả nhà lo lắng
Tối con đi ngủ vẫn rất bình thường, vui vẻ khỏe mạnh nhưng cứ nửa đêm là tự ngồi dậy hoạt động, nói thế nào cũng không nghe...Mọi người ở đây đã bao giờ gặp trường hợp như vậy chưa? Nhất là với các bé đang ở độ tuổi dậy thì thì bố mẹ nào chẳng lo lắng.
Mình đã từng gặp trường hợp như vậy rồi nên rất đồng cảm với người mẹ có con trong câu chuyện này. Sự việc mình mới đọc được trên báo nên chia sẻ lại ở đây nhé, biết đâu có thể có ích cho nhiều người đang vô tình gặp phải những tình huống éo le tương tự.
Người mẹ kể lại tình trạng của cô bé này với bác sĩ như sau:
Sự việc diễn ra trong khoảng 2 tháng nay rồi chứ không phải mới. Đêm nào cũng vậy, con gái 15 tuổi của chị buổi tối đi ngủ bình thường, cứ sau nửa đêm là cô bé thức dậy, ra khỏi giường và bắt đầu đi lại quanh nhà. Bé còn tự nói chuyện một mình, thậm chí là làm việc nhà như quét nhà, lau bàn ghế. Đặc biệt là những lúc bé thức dậy như vậy thì ai gọi cũng không đáp lại. Cứ khoảng 10 phút sau, em lại tự động đi vào giường ngủ tiếp. Sáng hôm sau thức dậy mọi người có hỏi thì cũng không còn nhớ chuyện đã xảy ra cả.
Nhiều đêm diễn ra như vậy. Có một lần, khi em tỉnh và bắt đầu hành động như trên, mẹ đã cố gắng đánh thức con gái bằng cách hét to vào tai con và đập tay lay mạnh vào người bé. Lúc này, bé k/í/c/h đ/ộ/n/g, hét lên. Không thể làm gì hơn, mẹ đành để cô bé tự đi lại cho đến khi con tự chủ động quay lại giường ngủ tiếp.
Cô bé thường thức dậy trong đêm, ảnh minh họa, nguồn: K14
Đáng nói là hiện tượng bất thường của cô bé ngày càng trầm trọng hơn. Mỗi đêm, cô bé tỉnh dậy lâu hơn và có cả những hành vi k/í/c/h đ/ộ/n/g, không kiểm soát được. Đặc biệt, có lần thức dậy bé bị ngã lăn xuống cầu thang, rồi còn có hành vi lục lọi đồ đạc, d/a/o k/é/o trong nhà bếp rồi bị dao cắt c/h/ả/y m/á/u nhưng vẫn không cảm thấy đau đớn. Chỉ đến sáng hôm sau khi tỉnh dậy em mới biết mình bị đau.
Cảm thấy con gái có rất nhiều biểu hiện không bình thường, lúc này gia đình mới đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem con đang gặp vấn đề gì.
Theo nhận định của tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc TT đào tạo và chỉ đạo tuyến, BV Châm cứu Trung ương: Bé gái nói trên bị mộng du và đang có dấu hiệu tiến triển nặng. Thần sắc bệnh nhân ủy mị, ít nói, ánh mắt vô thần, gia đình không có tiền sử động kinh hay tâm thần.
Bé gái được bác sĩ châm cứu kết hợp cứu ngải, thủy châm, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, đắp cao ngải cứu cùng với dùng thuốc y học cổ truyền.
Phải tới sau 1 tháng điều trị, em mới ngủ sâu giấc (5-6 tiếng/ đêm) và không còn thức dậy giữa đêm để đi lại như trước nữa.
Mọi người đã bao giờ nghe về mộng du chưa? Nó thực ra là một chứng bệnh nguyy hiểm hơn chúng ta tưởng đấy bà con ạ
Theo các chuyên gia, mộng du đến giờ vẫn là hiện tượng ‘khó hiểu’ với y học. Nó được nhận định là biểu hiện cao nhất của chứng rối loạn giấc ngủ. Một người bị mộng du sẽ thức dậy giữa lúc đang ngủ và làm những hành động đời thường nhưng hoàn toàn vô thức, sau khi tỉnh không nhớ mình đã làm những điều đó.
Gia đình nên phát hiện sớm để điều trị cho bé, ảnh minh họa, nguồn: MDA
Thực tế là mộng du xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Khi mộng du là người bệnh vẫn đang trong trạng thái ngủ sâu nên người ngoài thường không thể đánh thức được họ. Nếu cứ cố tình đánh thức có thể gây ra những phản ứng tiêu cực ngược trở lại.
Biểu hiện mộng du qua các hành động thường kéo dài vài phút đến 1 giờ, lặp lại nhiều đêm. Trong khi đang ‘mộng du’, người bệnh không nhận thức được rõ cảnh vật, âm thanh, mùi vị xunh quanh, thậm chí cảm giác đau đớn cũng không biết.
Với thiếu nữ trên, tình trạng bệnh đang có dấu hiệu nặng lên. Nếu gia đình cứ lâu có thể dẫn tới rối loạn tâm thần và khó chữa dứt điểm.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ khi thấy con có biểu hiện thì cần đưa đi khám sớm. Thêm vào đó, cần chú ý cho người bệnh ngủ ở tầng trệt, cửa phòng và cửa sổ khóa chặt, trong phòng không có đồ đạc. Tốt nhất hãy để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người nhà khi bệnh nhân mở cửa giữa đêm.
Bố mẹ nên ghi chép thời gian từ lúc bé ngủ đến lúc bắt đầu bị mộng du. Từ các đêm sau hãy đánh thức trẻ 15 phút trước khi bắt đầu mộng du, giữ cho con thức 5 phút rồi mới ngủ lại. Duy trì một tuần, nếu bé không cải thiện thì cần đến viện để điều trị.
Khi phát hiện bệnh nhân đang mộng du, cần khéo léo đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ chứ không nên cố gắng đánh thức họ vì có thể khiến họ bị k/í/c/h đ/ộ//n/g.
Việc trẻ bị mệt mỏi, học tập hay làm việc quá sức có thể làm nặng thêm chứng mộng du.
BS Hải cho rằng, nguyên nhân dẫn tới mộng du chủ yếu do tình trạng lo âu, mệt mỏi, ốm đau, mất ngủ triền miên gây ra. Việc sử dụng các thuốc điều trị tâm thần, thuốc an thần, uống rượu cũng có thể dẫn tới mộng du.
Còn trong y học cổ truyền, mộng du được cho là do các rối loạn can, huyết trong cơ thể, khiến ‘phần hồn’ phiêu dạt ra ngoài thân thể nên người bệnh hoạt động mà không biết.\
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/con-gai-15t-ban-ngay-binh-thuong-cu-nua-dem-la-ra-khoi-giuong-noi-chuyen-1-minh-ca-nha-lo-lang