5 kiểu người mẹ khiến con nản toàn tập, lúc nhỏ nghe lời nhưng lớn lên sẽ chống đối
Không phải tự nhiên mà người mẹ được xem là phong thủy trong nhà, bởi trên thực tế, một người mẹ hạnh phúc chắc chắn sẽ nuôi dạy nên những đứa con hạnh phúc.
Trong quá trình trưởng thành của con, người mẹ đóng vai trò quan trọng hơn so với bố trong việc hình thành nhận thức của con. Mẹ dành nhiều thời gian cho con, dạy con kiến thức và những điều gần gũi trong cuộc sống sẽ tạo ra mối quan hệ tuyệt vời và hình thành nên một đứa trẻ tốt. Tuy nhiên, tính cách, thói quen và cảm xúc của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới trẻ. Và 5 kiểu người mẹ dưới đây chắc chắn sẽ tác động xấu tới con.
Kiểu thứ nhất: Mẹ thích so sánh
Ảnh minh họa: parent
Nhiều bà mẹ thích so sánh con mình với những đứa trẻ khác trong các lĩnh vực như: Vui chơi, học tập… kiểu so sánh này về cơ bản cho thấy rằng họ thích con của người khác và cảm thấy con mình giỏi như thế nào nhưng con mình lại không giỏi bằng con hàng xóm. Thực tế cho thấy kỳ vọng những điều tốt đẹp là luôn đúng, tuy nhiên những so sánh thường xuyên như vậy không chỉ không tạo động lực cho đứa trẻ phát triển mà còn khiến đứa trẻ bị tổn thương ở mức độ nhất định. Từ đó đứa trẻ sẽ cảm thấy có khoảng trống trong trái tim, và sẽ khó có thể gần gũi với mẹ mình được.
Kiểu thứ hai: Người mẹ tiêu cực
Kiểu mẹ này thường rất thích kỷ luật con cái và cũng rất thích phàn nàn, luôn tìm ra những điều tiêu cực, chẳng hạn như mẹ đã vất vả thế nào để sinh ra con mà con lại đối xử như vậy với mẹ, mẹ cảm thấy mẹ rất bận rộn và không có thời gian để kiên nhẫn nghe con nói… Mặc dù kiểu người mẹ này sẵn sàng chi nhiều tiền cho con cái nhưng đứa trẻ khi lớn lên lại không có tình cảm nhiều với mẹ, dần dần mối quan hệ mẹ con ngày càng khoảng cách.
Kiểu thứ ba: Người mẹ thích lo toan mọi việc
Kiểu mẹ này thường rất mạnh mẽ và muốn kiểm soát mọi thứ về con cái, thậm chí đó là ước mơ và là kỳ vọng của trẻ. Người mẹ như vậy sẽ rất khó giúp trẻ trở thành tự lập và trưởng thành.
Ảnh minh họa: mababy
Khi cha mẹ quá lo toan và kiểm soát mọi thứ con cái họ làm, đó là dấu hiệu cho thấy những đứa trẻ không thực sự quan trọng. Trẻ em biết điều này vì bản thân các con cảm thấy khó chịu khi những điều quan trọng đối với con gặp trắc trở.
Kỳ vọng và lo toan của người mẹ trước tiên phải vì sự phát triển của trẻ. Nếu với tư cách là cha mẹ mà lại không buồn một chút gì về điều này thì đó là bởi vì chúng ta thực sự không quan tâm đến con, chứ không phải là làm mọi điều vì con.
Kiểu thứ tư: Người mẹ quan tâm đến những điều nhỏ nhặt
Kiểu người mẹ này thường thực tế hơn và không thể mắc sai lầm, nhưng một khi đã mắc lỗi thì dù là chuyện nhỏ, không cần phải cố chấp vẫn rất dễ cáu gắt và biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Sống với người mẹ này sẽ rất dễ làm tổn thương đứa trẻ và thậm chí con cũng sẽ không tự tin khi phải đối mặt với chuyện gì đó trong cuộc sống. Đôi khi người mẹ phải biết bỏ qua những thiếu sót không hoàn hảo để con mình được thở và sống một cuộc sống bình thường vì mọi đứa trẻ đều có quyền mắc sai sót. Từ những sai sót, trẻ sẽ học được nhiều điều bởi sự hiểu biết của trẻ đến từ những sai lầm, như cách người xưa dạy “thất bại là mẹ thành công” hay “có học mới có trí tuệ”.
Sai lầm của trẻ có thể chia thành hai loại. Một là người lớn phải sửa ngay như không chú ý giữ gìn vệ sinh, bắt nạt kẻ yếu, không biết giữ gìn tài sản chung…; Hai là trẻ có thể tự sửa như thích nghi với môi trường, cuộc sống, khó khăn,… Trẻ em thường có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá trình liên tục “mắc lỗi”, đó là một quá trình tự hoàn thiện. Nếu không được tạo điều kiện như vậy, trẻ sẽ trở nên lười biếng, ngại cố gắng hoặc phụ thuộc vào cha mẹ. Quan trọng hơn, nếu trẻ không mắc lỗi, trẻ sẽ không biết sai ở đâu, cũng không biết cách sửa lỗi và lý do tại sao phải sửa lỗi.
Nếu bị mắng mỗi khi sai chỉ vì những điều nhỏ nhặt không vừa ý mẹ, trẻ sẽ chỉ biết sợ hãi thay vì biết sửa sai và cứ thế đi ngược lại quá trình học hỏi.
Kiểu thứ năm: Những bà mẹ không chú ý đến hình ảnh
Ảnh minh họa: Sohu
Trẻ con được sinh ra như một tờ giấy trắng nên tính tò mò, khả năng học hỏi và khả năng bắt chước trong thời thơ ấu là giai đoạn mạnh nhất trong cuộc đời. Vì vậy sở thích, thói quen và hành vi của mẹ sẽ được đứa trẻ bắt chước và học theo một cách cố ý hoặc vô ý. Trẻ em sẽ sao chép mọi thứ từ người mẹ của mình, không chỉ về giọng nói, dáng đi, điệu bộ, việc làm và cả hình ảnh ngoại hình.
Nhiều bà mẹ thường có phong cách ăn mặc lôi thôi kể cả khi ở nhà lẫn chốn đông người, điều này khiến trẻ cũng sẽ hình thành tính cách cẩu thả, không quan trọng về ngoại hình. Nhưng đáng buồn là nhiều mẹ lại cho rằng con mình quá nhỏ để biết chỉn chu ngoại hình.
Hãy nhớ rằng, vì con còn nhỏ nên bé nghe và nhìn, quan sát và bắt chước y hệt cách ăn mặc hàng ngày của mẹ kể cả nó thôi lôi hay chỉn chu. Nếu có một đứa trẻ cẩu thả và nhếch nhác thì đó là bé đã nhìn và học nó từ mẹ mình.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/5-kieu-nguoi-me-khien-con-nan-toan-tap-luc-nho-nghe-loi-nhung-lon-len-se-chong-doi