Những điều bố làm cho con rất ít nhưng con vẫn thích được ở gần bố hơn

Người mẹ luôn dành tất cả cho con, trong khi những điều các bố làm cho con rất ít. Mặc dù vậy các con vẫn rất thích được gần gũi bố, ở cạnh bố, thậm chí coi bố như thần tượng.

Mình nhớ khi mình còn bé, ba mình đi đánh bắt xa bờ. Thường thì ghe đi theo con trăng. Đợt nào ghe trúng thì tầm 1 tháng, ghe ba về. Đợt nào đánh bắt mất mùa cũng phải gần 2 tháng. Mỗi lần ba về, lâu lắm thì ở nhà nguyên tuần, còn không sau vài ba hôm đã phải đánh ghe ra xa bờ.

Vì ba luôn vắng nhà nên người chăm sóc nhiều nhất cho anh chị em mình là mẹ. Người dạy dỗ anh em mình cũng không ai khác ngoài mẹ. Thế nhưng mỗi khi nghe tin ba đi biển về, đứa nào cũng mừng như Tết. Biết ba ở nhà chỉ có ít hôm nên ngày nào cũng ru rú bên cạnh ba, líu lo đủ điều.

Bây giờ, đến lượt hai con mình cũng y chang. Dù mình là người hàng ngày phải bò ra, vắt kiệt sức vừa chăm con, vừa đi làm, vừa lo dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng…

Kết quả hình ảnh cho con chơi với bố

Nhưng cứ hễ thấy bóng dáng ba chúng nó về là đứa nào cũng tíu ta tíu tít chạy ra mừng, ôm hôn các kiểu. Nhiều khi ngẫm thấy sao mà tủi hờn kinh khủng khiếp ấy các mẹ ạ.

Tại sao ngay cả khi những điều bố làm cho con rất ít thì bọn trẻ vẫn cứ thích gần gũi với cha mình?

Mình có một người bạn khá thân. Sau khi sinh con, để chăm sóc bé tốt hơn nó cũng quyết định làm mẹ toàn thời gian khoảng chừng 2 năm đầu. Con đau, con ốm, đi chợ, nấu ăn, thay bỉm, pha sữa… tất tần tật việc nhà, con cái đều 1 tay nó lo hết.

Ba con bé chỉ mỗi một việc đi làm, đến tháng đưa lương chứ chẳng đụng tay gì đến chuyện chăm con hay nhà cửa. Nhưng lạ là bé con nhà nó lại luôn đứng về phe bố. Mỗi khi vợ chồng cãi nhau là con bé lại ra mặt bênh bố chằm chặp.

Cả mình và đứa bạn mỗi lần gặp nhau đều kể chuyện nhau nghe và cứ điệp khúc này cứ lặp lại mãi. Hai đứa đều không hiểu được tại sao lại có chuyện ngược đời vậy luôn.

Nhưng hóa ra chuyện gì cũng có lý do cả đấy.

thuc-te-nhung-dieu-bo-lam-cho-con-rat-it-nhung-con-van-thich-duoc-o-gan-bo-hon-anh-1

Khoảng cách tạo ra sự khác biệt

Nhiều người hay bảo có thể do giọt máu đào hơn ao nước lã. Ngay cả khi những điều người cha làm cho con rất ít thì như bản năng, đứa trẻ vẫn muốn gần gũi với bố. Thực tế, nhiều ông bố chẳng đoái hoài gì đến bữa ăn của con như mẹ của chúng và rất khó để thiết lập mối qu.an h.ệ cha con thân thiết.

Tuy nhiên, ngược lại, cũng vì có ít thời gian tiếp xúc nên đứa trẻ càng háo hức hơn mỗi khi được gần cha. Đó là lợi thế của khoảng cách và chính khoảng cách đã tạo ra sự khác biệt.

Mẹ có thể cảm thấy ghen tị với các ông bố vì điều này vì bố không cần làm quá nhiều vẫn có thể có được tình yêu của các con. Tuy nhiên, trẻ gần gũi với cha vì sự thiếu vắng tình thương và sức hấp dẫn được ví bí mật chứ không hề nhạt nhòa tình cảm dành cho mẹ đâu nhé!

Bù đắp sự thiếu khuyết ở từng độ tuổi phát triển

Trẻ càng lớn, đời sống tinh thần càng nhiều đòi hỏi. Các bé sẽ mong đợi ở bố mình nhiều hơn những trò chơi đòi hỏi sự mạnh mẽ và những hành vi có tính định hướng.

Khi trẻ còn nhỏ, các bé luôn muốn được chăm sóc nhiều hơn về thể chất. Các mẹ luôn chu đáo và kiên nhẫn sẽ chiếm trọn con tim của bé. Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớn lên và ý thức về sức mạnh tâm lý, bé sẽ mong đợi ở bố mình những hành vi và các trò chơi mạnh mẽ hơn.

Người mà bé nghĩ đến đầu tiên để đáp ứng được nh.u c.ầu tâm lý này là bố. Vì vậy, sớm hay muộn, đứa trẻ vẫn có nh.u cầ.u được gần gũi với bố mình nhiều hơn dù mẹ là người chăm sóc bé nhiều hơn ai hết.

Kết quả hình ảnh cho con chơi với bố

Nhưng mẹ cũng đừng vì vậy mà tủi thân. Một đứa trẻ muốn hoàn thiện bản thân luôn luôn cần có bố.

Bố gánh vác gia đình và trở thành tấm gương cho con

Phải công nhận một điều rằng dù bố của các con có thể không đầu tư nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc chúng nhưng phải gánh lấy trách nhiệm trụ cột gia đình. Bố có nhiều cơ hội và khả năng kiếm được nhiều tiền hơn. Bố cũng là người gánh vác gia đình trong những việc trọng đại.

Vì vậy, trong mắt các con, bố giống như một người hùng, rất có năng lực, đầy quyền uy và là tấm gương sáng để con noi theo. Do đó, đứa trẻ sẽ có nhu cầu được gần gũi với cha mình và học hỏi từ ông ấy những điều chúng khó có thể tìm được nơi mẹ.

Lời nói của người mẹ vẽ nên hình tượng bố trong mắt con

Hình tượng của người bố cũng được hình thành trong lời nói của người mẹ. Nếu mẹ liên tục gieo rắc những từ ngữ mô tả không hay về người bố thì trong đầu các con, ít nhiều hình tượng ấy cũng sẽ mai một dù bản năng hay theo tâm lý phát triển lứa tuổi trẻ luôn có xu hướng tìm đến và gần gũi với bố mình.

Vì vậy, nếu không vì mục đích chia rẽ tình cảm xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng, người mẹ sẽ là cầu nối tuyệt vời để các con thấu cảm được cho những nhọc nhằn và khó xử của bố.

Ngay cả khi bố không có nhiều thời gian ở bên cạnh hay bé không được gặp bố thường xuyên nhưng qua lời nói của mẹ về bố thì đứa trẻ cũng đủ để hình thành một tình cảm thiêng liêng với bố mình.

Đó là một trong những lý do lý giải vì sao những gì bố làm cho con rất ít nhưng các bé vẫn rất thích được gần gũi với bố mình.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X