11 món bà bầu thèm nhỏ dãi nhưng hút cạn canxi nghiêm trọng, thai nhi xương ngắn đi một mẩu, đẻ ra èo uột tong teo

11 món bà bầu thèm nhỏ dãi cũng không được động đũa.

Em bầu 3 tháng rồi, chỉ biết khuyên các mẹ một câu chân thành là có bầu nhất định phải bổ sung sắt và canxi đầy đủ. Hai chất này đi khám thai bác sĩ nhắc miết và bệnh viện cũng phát miễn phí cho đấy ạ. À mà cũng nên lưu ý là song song với việc bổ sung còn phải kiêng khem đúng cách, tránh ăn những loại thực phẩm gây hao hụt sắt và canxi trong cơ thể nữa.

Nói có sách mách có chứng, tiện đây em kể chuyện của bà chị họ cho các mẹ nghe. Hai vợ chồng chị ấy dáng đẹp, nhìn cao ráo lắm nha. Lúc mang bầu cũng ăn hải sản triền miên, uống nhiều sữa và cả viên canxi dành cho bà bầu nữa. Ấy vậy mà cháu em đẻ ra đo chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân ngắn lắm, khung xương bé tẹo tèo teo, giờ được 2 tuổi rồi mà cao có 73cm thôi. Cứ cái đà này mai mốt lùn chắc luôn!

Những lưu ý mẹ bầu cần nên biết trong mùa covid-19, tránh nguy cơ lây nhiễm  ⋆ Kênh tư vấn AndyV

Cá nhân em chả hiểu vì sao lại thế, gen bố mẹ nội ngoại cao hết, bổ sung canxi dư dả cả thai kỳ mà sao đẻ ra lại thấp bé nhẹ cân như thế. Hôm rồi đi khám thai, em tranh thủ hỏi bác sĩ. Bác ấy nói có nhiều nguyên nhân nhưng điển hình nhất là tại mẹ bầu ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn những món gây hao hụt canxi trầm trọng cho cơ thể. Điều này khiến lượng canxi cung cấp cho em bé bị thiếu, sinh ra xương ngắn nhỏ, ốm yếu, mẹ thì dễ gặp tai biến thai kỳ nguy hiểm.

Em sợ quá nên hỏi cụ thể những món nào gây hụt canxi cho mẹ bầu và thai nhi để biết đường tránh. Tra đi tra lại thấy đúng là chị họ em có bầu suốt ngày thèm ăn mấy món này, chả trách sao cuối cùng đẻ con ra lại… đúng là cái miệng hại cái thân, chỉ thương cho cháu em không biết mai mốt lớn có cải thiện chút nào không. Mẹ nào có bầu nhất định phải hạn chế 11 món này nha:

1/ Dưa cải muối chua

Thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối… có chứa nhiều axit oxalic. Chất này ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thu vào máu. Vì vậy, mẹ bầu ăn nhiều dưa cải muối chua thì hai mẹ con dễ bị thiếu canxi trầm trọng.

Cách Làm Món Dưa cải muối chua của Huyền Dương - Cookpad

2/ Đồ ăn quá mặn

Đồ ăn quá mặn (mắm, cá muối, cá khô ướp muối…) có thể khiến tăng thải canxi qua đường nước tiểu. Mẹ bầu bị hút cạn canxi trong cơ thể mà không hề hay biết. Hậu quả không những thai nhi phát triển xương kém, dễ bị tai biến mà mẹ còn mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận…

3/ Trà, trà sữa

Trà, trà sữa chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi của cơ thể mẹ. Mặt khác, các loại nước này cũng không hề tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi.

4/ Nước hầm xương

Nhiều người cho rằng nước xương hầm sẽ có nhiều canxi nên thường xuyên ăn để tẩm bổ thai. Tuy nhiên, việc ninh xương không làm canxi hòa tan vào nước mà chỉ làm tăng chất béo. Mà chất béo quá nhiều thì kìm hãm sự chuyển hóa và hấp thu canxi. Do đó, không nên lạm dụng nước hầm xương khi bầu bí cũng như cho bé ăn dặm.

Nước hầm xương có chất gì?

5/ Đồ béo ngậy, nhiều dầu mỡ

Tiêu hóa quá nhiều chất béo làm giảm hấp thụ canxi. Vì canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ bị bài tiết ra ngoài theo phân.

6/ Món quá giàu đạm

Các bữa ăn quá nhiều chất đạm có thể làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Thông thường cứ đưa vào 1g protein thì cần đến 10mg canxi.

7/ Cà phê

Cà phê chứa caffein làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Nó còn ảnh hưởng xấu đến trí não của thai nhi trong bụng nữa.

8/ Nước ngọt đóng chai, nhất là mấy loại có gas

Mẹ bầu hay thấy khát, nhạt miệng nên thèm uống nước ngọt đóng chai và nước có gas. Tuy nhiên, trong các loại đồ uống này thường có hàm lượng phospho khá cao làm cản trở hấp thụ canxi. Nó cũng chứa nhiều đường hóa học, hương liệu nhân tạo và chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

9/ Socola

Socola có ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể mẹ tương tự với cà phê. Bầu bì tốt nhất chỉ nên nhấm nháp một ít socola nếu thấy thèm chứ đừng ăn nhiều vì sẽ có hại cho sức khỏe.

10/ Thực phẩm có vị quá chua

Đồ ăn quá chua thường nhiều vitamin C. Vitamin C mà ăn uống cùng canxi thì sẽ tạo ra chất có hại cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe, ức chế sự hấp thu canxi nữa. Mẹ nên tách ra đừng ăn chung với nhau.

11/ Món chứa quá nhiều xenlulozo

Canxi trong thức ăn không hoàn toàn được hấp thụ trong ruột, có khoảng 70-80% không được hấp thụ mà lưu lại trong phân, đặc biệt khi ăn thức ăn chứa nhiều xenlulô.

Một số lưu ý mẹ bầu phải biết để cung cấp đủ canxi cho cơ thể, giúp thai nhi phát triển xương một cách tốt nhất, tránh xảy ra tai biến thai kỳ và bệnh loãng xương sau sinh:

-Để hấp thụ tốt canxi cần có thêm vitamin D. Vitamin này có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan… Tắm nắng là hình thức bổ sung vitamin D dễ và tốt nhất đối với mẹ bầu.

-Canxi trong thực phẩm như hải sản, trứng sữa dễ hấp thu hơn là canxi có trong rau củ quả. Những thực phẩm có nhiều canxi dễ hấp thu nhất là sữa tươi, sữa chua, phô mai, kem,…

-Không nên bổ sung sắt chung với canxi. Ví dụ: không nấu chung thịt bò với tôm, không uống chung viên sắt với viên canxi… vì một thứ thì giàu sắt, một thứ thì giàu canxi, hai chất này cùng nhau sẽ không thể chuyển hóa nên ăn chung sẽ không có tác dụng.

-Bà bầu bị tiền sản giật, huyết áp cao thì cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri.

-Nếu muốn biết chắc chắn mẹ bầu và thai nhi có bị thiếu hoặc thừa canxi hay không thì mẹ có thể đi xét nghiệm canxi để kịp thời.

11 thực phẩm hút cạn canxi của thai nhi mẹ có thèm đến mấy cũng không được  ăn

Thời điểm mẹ bầu nên bổ sung canxi

-Bổ sung canxi là cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Mẹ ăn uống thiếu canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương của người mẹ, khiến mẹ bị ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.

-Sinh xong, mẹ cũng cần bổ sung canxi khoảng 6 tháng nếu có điều kiện và gia giảm liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

-Với viên uống canxi, mẹ nên uống sau bữa ăn sáng hoặc sau buổi trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nếu không uống cùng vitamin D thì nên hoạt động ngoài trời, tắm nắng kết hợp.

-Không nên uống canxi vào buổi tối vì dễ gây khó ngủ và mắc bệnh sỏi thận.

-Mỗi lần chỉ nên uống tối đa 500mg canxi và có thể chia nhỏ lượng canxi này ra thành nhiều lần uống để tăng cường hấp thu.

-Uống canxi cách uống sắt, vitamin ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Liều lượng canxi cần bổ sung mỗi giai đoạn là khác nhau, cụ thể như sau:

-3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần 1-tuần 14): 800mg/ngày.

-3 tháng giữa thai kỳ (tuần 15-tuần 28): 1000mg/ngày.

-3 tháng cuối thai kỳ (tuần 29-tuần 40): 1500mg/ngày.

Mẹ phải lưu ý bổ sung vừa đủ thôi, vì nếu thừa canxi sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng như: biến dạng xương hàm, canxi hoá bánh nhau, rối loạn trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và bé, táo bón, sỏi thận, giảm hấp thu Sắt và Kẽm.

Điều thú vị là trong nước cũng có canxi đó nha mẹ. Cụ thể: nước lọc có thể chứa tới 135mg Canxi/1 lít, nước khoáng đóng chai trung bình 208mg Canxi/1 lít, nước tinh khiết đóng chai thì chỉ chứa lượng rất nhỏ Canxi mà thôi.

Canxi nên uống trước hay sau ăn? | Vinmec

Tác dụng phụ khi uống canxi:

-Mẹ có thể sẽ bị đi ngoài, tiêu chảy do canxi gây rối loạn tiêu hóa. Nên giảm lượng uống cho cơ thể quen dần hoặc đổi sang loại khác thử. Nếu tình hình không cải thiện thì đi khám bác sĩ.

-Mẹ buồn nôn, đau đầu thì nên chia nhỏ lượng uống thành nhiều lần trong ngày. Khi uống xong ăn tạm món gì đó cho át đi mùi canxi. Nếu bị táo bón, co cứng cơ, đi tiểu nhiều thì có thể là dấu hiệu của thừa canxi, mẹ nên giảm lượng uống hoặc đi khám thử xem nha.

Nguồn: https://phunutoday.vn/11-thuc-pham-hut-can-canxi-cua-thai-nhi-me-co-them-den-may-cung-khong-duoc-an-d187110.html

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623