Ăn nhiều để tăng chiều cao? Sai rồi, trẻ con sẽ càng ngày càng lùn đi nếu không biết điều này

Có chiều cao nổi bật luôn là lợi thế của bé về mọi mặt, nhất là khi ở tuổi trưởng thành. Chiều cao một phần bị ảnh hưởng bởi gen di truyền nhưng cũng có thể được cải thiện nhờ vào chế độ ăn uống khoa học.

Mỗi lần đến giờ ăn, nhà cửa lại bắt đầu trở nên bừa bộn, đứa trẻ chạy quanh nhà không chịu ăn uống đàng hoàng, bà nội cầm theo bát cơm đuổi cháu nhỏ để bón. Đây chắc chắn là hình ảnh không có gì lạ đối với hầu hết các gia đình, với mong muốn rằng trẻ ăn càng nhiều sẽ càng cao lớn.

Từ xưa đến nay, nhiều người đã hiểu lầm về vấn đề này, họ luôn cho rằng trẻ ăn càng nhiều thì càng tốt, như vậy sẽ đủ dinh dưỡng và lớn nhanh hơn. Trên thực tế, điều này là không chính xác.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Ngày nay, chế độ ăn uống của con người ngày càng phong phú hơn, tình trạng thừa dinh dưỡng xảy ra nhiều. Nếu cha mẹ mù quáng cho con ăn quá nhiều, chúng sẽ béo phì, điều này không chỉ làm tăng gánh nặng thể chất cho trẻ mà còn dễ gây ra một số bệnh về tim mạch, mạch máu não. Nghiêm trọng nhất là còn sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.

Khi trẻ ăn quá nhiều, dạ dày cần năng lượng để tiêu hóa thức ăn sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Trẻ cần hormone tăng trưởng để phát triển cao hơn, hormone này được tuyến yên tiết ra, lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiết hormone tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Vì vậy, làm thế nào để bạn biết liệu con bạn đã no hay chưa?

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Khi trẻ trở nên mất tập trung trong việc ăn uống và không chịu ăn thì tức là trẻ đã no. Tìm hiểu thêm về cảm nhận chủ quan của trẻ, lúc này không nên ép trẻ ăn quá nhiều, bởi điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí sợ hãi, biếng ăn vào các bữa tiếp theo.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt, bởi lượng thức ăn trẻ cần tiêu thụ mỗi bữa khá nhỏ, nếu trẻ ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến bữa ăn chính sẽ bị ảnh hưởng.

Một số cha mẹ cho biết: “Trẻ ăn quá chậm và không chú ý đến việc ăn uống nên chúng ta đôi khi rất khó kiểm soát được trẻ ăn bao nhiêu là đủ. Vậy làm thế nào chúng ta có thể dạy con tự ăn?”.

chăm sóc trẻ nhỏ, chăm sóc trẻ, lưu ý khi chăm sóc trẻ

(Ảnh minh họa)

Hãy để trẻ tự mình trải nghiệm quá trình nấu ăn và có ý thức tham gia trong quá trình chế biến đồ ăn. Bằng cách này, trẻ sẽ có cảm giác thỏa mãn hơn khi ăn và ăn được nhiều hơn.

Ngoài ra, cha mẹ nên tăng lượng vận động cho trẻ một cách hợp lý, khi lượng vận động tăng lên, trẻ tự nhiên sẽ có cảm giác thèm ăn hơn.

Sự lớn lên của trẻ không thể tách rời khỏi việc ăn cháo, ăn cơm, nhưng cha mẹ cũng nên hoàn toàn tôn trọng mong muốn chủ quan của trẻ, để trẻ cảm nhận mình đã no hay chưa và hình thành những thói quen tốt.

Trong bữa ăn, hãy tập trung vào việc ăn uống và đừng làm trẻ phân tâm bằng việc xem phim hoạt hình hoặc những trò gây xao lãng khác.

Nguồn: https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/an-nhieu-de-tang-chieu-cao-sai-roi-tre-con-se-cang-ngay-cang-lun-di-neu-khong-biet-dieu-nay-410266.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X