Bà bầu bị co thắt đứng không vững, ôm chồng khóc rấm rứt, mẹ chồng đứng bên nói lời cảm động

Hạnh phúc khi sắp đón thành viên mới của gia đình khiến nhiều bố mẹ háo hức đợi đến giờ G nhưng trước đó họ cũng phải trải qua nhiều lo lắng.

Không ít người vẫn nghĩ bầu bì cùng lắm là nặng nề hơn, khệnh khạng vác bụng, đi lại khó khăn. Họ đâu biết, trong thai kỳ tiềm ẩn rất nhiều bất thình lình, trong đó có cả những biến cố đau đớn khiến họ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của chính mình lẫn thai nhi.

Một bà bầu chia sẻ hình ảnh của mình được người nhà ghi lại trước khi bước vào ca sinh. Khi ấy chị bị lên cơ co thắt, trông vẻ mặt có thể rất đau đớn. Nhiều người đoán có thể tần suất giữa mỗi cơn co thắt dồn dập nên hơi thở cũng rất nhọc nhằn. Giữa mỗi cơn co liên tục như vậy, sức chịu đựng của sản phụ có vẻ như cạn kiệt dần. Đau đớn quá chị phải ôm tì vào người chồng để giữ cho đôi chân không bị khụy xuống.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Cánh tay ôm vỗ về của cha đứa trẻ sẽ có sức chữa lành cơn đau, an ủi người vợ trong lúc sợ hãi, tiếp thêm sức mạnh và động lực để có thêm dũng khí cho cuộc vượt cạn. Còn người chồng, dường như luẩn quẩn trong nỗi bất lực trước những đau đớn mà vợ mình phải chịu. Điều duy nhất anh có thể làm lúc này là ôm thật chặt mẹ của con mình để cả hai cùng cho nhau sức mạnh.

hình ảnh

Ảnh: Sohu

Chứng kiến hai con tự “chữa lành” nhau như vậy, mẹ chồng có mặt ở đó cũng vô cùng xúc động. Bà không thể cầm được nước mắt, vừa khóc vừa an ủi: “Con ơi, mẹ biết lúc này con đang phải chịu đựng cơn đau tột cùng. Con thật tuyệt vời và mạnh mẽ. Tất cả chúng ta sẽ ở bên cạnh để bảo vệ con. Cơn đau mà con phải chịu bây giờ, nhà ta sẽ bù đắp cho con sau khi em bé chào đời. Mọi việc nhà và nấu nướng, nhà ta sẽ lo hết nên con cùng đừng nghĩ đến nó nữa. Chúng ta sẽ cấp lương cho con nên con cũng không phải lo nuôi con thế nào. Cố lên con dâu của mẹ.”

Trong lúc chỉ còn cảm nhận duy nhất mỗi cơn đau, từng lời mẹ chồng như tia nắng ấm xoa dịu. Dù cơn co thắt vẫn còn nhưng nhờ đó cô lại có thêm động lực để chịu đựng và kiên nhẫn.

Lời mẹ chồng như tia nắng ấm áp soi vào lòng cô con dâu, dù vẫn còn đau nhưng cô càng có thêm động lực để kiên trì cho đến khoảnh khắc được đón thiên thần chào đời.

Chứng kiến tình yêu và sự chở che của người chồng dành cho vợ cùng tấm lòng thương yêu của mẹ chồng dành cho con dâu, ai nấy đều ganh tị cho rằng cô thật có phúc.

Trong cơn đau đẻ, người mẹ mất nhiều sức lực, gần như bị vắt cạn khi phải vật lộn với cơn đau. Những lời nói và hành động an ủi, vỗ về của người chồng và người thân thật sự tiếp thêm sức mạnh để người phụ nữ có thể bớt đi phần nào đau đớn. Ngoài ra, từ trước khi đến cơn vượt cạn, người mẹ cần chuẩn bị nhiều nhất cho thời khắc quan trọng này nếu muốn sinh nở suôn sẻ và bớt đau:

Nghỉ ngơi đầy đủ

Được nghỉ ngơi, cơ thể sẽ phục hồi năng lượng và tích lũy cho thời khắc quan trọng bung hết sức lực. Do đó, cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên tham công tiếc việc làm đêm ngày mà phải dành đủ thời gian nghỉ ngơi chất lượng. Ngoài ra, nằm đúng cách và đúng tư thế trong giai đoạn này còn giúp duy trì thời gian ngủ đủ giấc, làm giảm mệt mỏi và khó chịu.

Hướng dẫn tư thế ngủ cho bà bầu theo chuẩn y khoa

Chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng sẽ là nguồn dự trữ tuyệt vời cho những ngày sinh nở. Càng gần đến ngày dự sinh, bà bầu càng cần bổ sung nhiều nguồn thực phẩm đa dạng và cân bằng với đầy đủ chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Lưu ý kiểm soát lượng muối ăn vào, tránh các thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo để giảm tình trạng khó tiêu.

Tập luyện thể chất tăng sức dẻo dai

Đi bộ, tập yoga hoặc tập thể dục những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng rất có lợi cho bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ bởi chúng là những hoạt động thể chất giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sưng tấy và khó chịu.

Ngăn ngừa táo bón

Càng gần cuối thai kỳ bà bầu càng dễ bị táo bón và táo nặng. Để tránh bị trĩ trong giai đoạn này, bà bầu cần bổ sung nhiều rau củ quả, tăng cường thêm chất xơ trong khẩu phần ăn, duy trì đủ lượng nước uống, tránh ngồi lâu và ép bụng kéo dài.

Chọn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm có lợi cho bà bầu

Duy trì tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, nằm có thể giúp giảm chứng đau lưng dưới, giảm sức nặng dồn lên cột sống. Một tư thế dù tốt nhưng nếu duy trì quá lâu cũng gây bất lợi nên cần phải đổi tư thế thoải mái hơn nếu đã thấy mỏi. Khi nghỉ ngơi, nên chọn dùng dụng cụ nâng đỡ chuyên dụng cho bà bầu để giảm mỏi và nâng đỡ cơ.

Khám thai định kỳ

Số lần khám thai trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tăng nhiều hơn. Bác sĩ cần theo dõi nhịp tim của thai nhi, đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, dự báo các cơn co tử cung và thể trạng của thai phụ. Trong các xét nghiệm thai kỳ, nhờ khám thai, bác sĩ sẽ kịp thời kiểm tra tình trạng huyết áp, lượng đường trong máu, huyết sắc tố và các chỉ số khác của phụ nữ mang thai để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé.

Theo dõi chuyển động thai nhi thường xuyên

Đếm số lần thai máy là việc cần làm thường xuyên trong cuối thai kỳ. Theo dõi ở đây bao gồm cả tần suất và tình trạng chuyển động của thai nhi. Nó cần được làm mỗi ngày để có thể biết đích xác những bất thường nếu có.

Chú ý đến sự an toàn và thoải mái của bản thân

Di chuyển trong thời gian này phải cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng. Trong quá trình di chuyển nếu bất đắc dĩ, mẹ bầu phải có những biện pháp dự phòng và tránh các vận động quá sức cũng như hạn chế di chuyển đường dài.

Ngoài ra, cần giữ an toàn cho môi trường ở trong nhà và ngoài trời, mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, không để bản thân không quá mệt mỏi khi hoạt động thể chất quá mức.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/ba-bau-bi-co-that-dung-khong-vung-om-chong-khoc-ram-rut-me-chong-dung-ben-noi-loi-cam-dong

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X