Bà bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm, con sinh ra dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, thay đổi trước khi quá muộn

Nhiều mẹ bầu, vì thói quen thức khuya từ thời con gái, khi mang thai vẫn giữ thói quen này mà không biết rằng, bà bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm con sinh ra dễ mắc các bệnh nguy hiểm.

Nhiều mẹ bầu có thói quen thức khuya, cộng với sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ. Việc mẹ bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm thường xuyên có tác động rất xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Với thai nhi, con không nhận đủ chất để phát triển, khi ra đời dễ mắc các bệnh nguy hiểm, kém thông minh, chậm phát triển, con còn có suy nghĩ tiêu cực, bi quan.

Vì sao nhiều bà bầu thường đi ngủ sau 12 giờ đêm?

ba-bau-di-ngu-sau-12-gio-dem-con-sinh-ra-de-mac-cac-benh-nguy-hiem-hinh1

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm như:

  • Do thói quen: Nhiều mẹ bầu thức khuya ngủ trễ là do thói quen này đã hình thành suốt nhiều năm. Khi mang thai, mẹ hãy cố gắng bỏ thói quen không lành mạnh này nhé.
  • Khó ngủ vì cảm thấy không thoải mái: Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó ngủ vì không tìm được tư thế ngủ thoải mái, nhất là khi thai kỳ bước vào những tháng cuối, thai nhi ngày càng lớn. Tư thế ngủ thoải mái nhất cho mẹ bầu, không làm ảnh hưởng thai nhi là tư thế nằm nghiêng về bên trái, mẹ hãy thử nhé.
  • Đau lưng: Nhiều mẹ bầu đối mặt với chưng đau lưng, đau chân khi vào những tháng cuối thai kỳ. Có mẹ lại bị chuột rút vào ban đêm vì thiếu một số vi chất cần thiết như:kali, canxi… Mẹ có thể bổ sung các chất này.
  • Đi tiểu vào ban đêm: Trong thai kỳ, tử cung của mẹ không ngừng lớn lên cùng với sự phát triển của thai nhi, gây chèn ép vùng bàng quang làm mẹ luôn rơi vào tình trạng cần đi tiểu. Nhiều mẹ mất ngủ vì ban đêm thường phải đi vệ sinh. Giải pháp cho mẹ là không nên uống nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ, để làm giảm số lần thức dậy ghé thăm nhà vệ sinh.
  • Không tắt các thiết bị công nghệ: Lời khuyên cho các mẹ bầu là để có giấc ngủ ngon, mẹ nên tắt các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại, laptop từ trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ, để không bị khó ngủ vì quá chăm chú vào chúng.

Những nguy cơ thai nhi gặp phải nếu bà bầu ngủ muộn

Trong thời gian thai kỳ, nếu bà bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm thì thai nhi sẽ đối mặt với một số nguy cơ sức khỏe như:

  • Thai nhi chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ:

Nếu mẹ bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm thường xuyên, đồng hồ sinh học trong cơ thể mẹ sẽ bị thay đổi, xáo trộn, có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển cả thể chất và trí tuệ, trẻ có nguy cơ còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

ba-bau-di-ngu-sau-12-gio-dem-con-sinh-ra-de-mac-cac-benh-nguy-hiem-hinh2

  • Em bé ra đời dễ bị thiếu máu

Từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời điểm thuận lợi nhất để máu được điều hòa và sản sinh ra trong cơ thể mẹ. Nếu mẹ đi ngủ trễ, thai nhi có nguy cơ thiếu máu, suy giảm sức khỏe sau khi chào đời.

  • Em bé chậm phát triển

Khi mẹ thức quá khuya, đồng hồ sinh học trong cơ thể bị thay đổi làm rối loạn nội hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ, kìm hãm sự phát triển thai nhi, bé ra đời dễ bị nhẹ cân, còi cọc, chậm phát triển, kém thông minh.

  • Em bé hay thức đêm, quấy khóc

Nếu bà bầu đi ngủ sau 12 giờ đêm thường xuyên, em bé ra đời hay cáu gắt, quấy khóc, thức đêm ngủ ngày.

Mẹ bầu thường xuyên thức khuya ngủ trễ cũng làm ảnh hưởng hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, mẹ dễ mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Ngoài ra, thức khuya còn khiến mẹ mệt mỏi, thiếu sức sống, tâm trạng thay đổi, thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thai nhi.

Để thai kỳ khỏe mạnh, em bé trong bụng phát triển, chào đời đủ tháng đủ ngày, mẹ nên ngủ đủ giấc và ngủ sớm vào mỗi tối, tránh tình trạng thức quá khuya. Để có giấc ngủ ngon, mẹ nên tắm nước ấm, ngâm chân nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ, tránh xa các thức uống có chứa caffeine, hạn chế uống nước vào ban đêm…

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X