Bác sĩ Nhi chỉ ra 6 cách ẵm bế sai, dễ làm trẻ nhỏ vẹo cổ và cong lệch cột sống

Mẹ có biết, ẵm bế sai cách có thể dẫn tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng cho con.

Sơ sinh là giai đoạn con rất cần được chăm bẵm cẩn thận từ tất cả mọi vấn đề. Trong đó, những tư thế bế bé, nâng người bé phải đặc biệt chú ý. Bởi vì lúc này xương cổ, xương cột sống của bé vẫn còn rất yếu. Nếu bế sai tư thế có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào còn chưa kể những tổn thương và di chứng lâu dài về sau.

Những ai lần đầu làm mẹ thường chưa có nhiều kinh nghiệm nên đặc biệt lo lắng và lúng túng mỗi khi bế con dẫn đến bế sai tư thế. Dưới đây là 6 sai lầm rất phổ biến mà các mẹ thường mắc phải khi bế trẻ sơ sinh. Để con không bị tổn hại sức khỏe, điều quan trọng là mẹ phải nhận ra cái sai của mình và sửa lại tư thế đúng nhất.

1. Bế trẻ từ dưới nách

uLiOisjQYHi4mCLDiKUoi3GDHwXdolbo6zC0kQICiQlnOCJgVH2j2K4trFIz0Ro6rXkSy2yOWfPu-rgPzw7rqk7sjzI3eg

Khi chúng ta bế em bé, điều quan trọng là phải đỡ phần đầu của chúng. Trẻ sơ sinh chưa phát triển phần cơ cổ. Trẻ có thể đột nhiên di chuyển phần đầu, điều đó có thể khiến trẻ bị khó thở và tổn thương nếu cổ của trẻ không được đỡ đúng cách. Trẻ sẽ không thể tự điều chỉnh đầu cho đến khi chúng được ít nhất 4 – 6 tháng tuổi .

2. Đặt trẻ sai tư thế trong địu

Tw4oTTGGLiLppSJBVdjRdldGl7g5q-HlejFDSndrNMS8XJn5Mk6iXJ7D7xqUNn37t95ntlE2DNTOlqlzjWDRZZEOxMeZ8CE

Mẹ có thể sử dụng các loại địu để giữ trẻ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết cách sử dụng chúng. Khi đặt trẻ trong địu, chân của trẻ phải được nâng đỡ và phải được giữ giống như cách người mẹ bế em bé. Tư thế này sẽ giúp các khớp sẽ giữ nguyên vị trí và cột sống sẽ không bị tổn hại. Nếu chân của trẻ trong tư thế lơ lửng, điều này có thể dẫn đến các bệnh hông nghiêm trọng như loạn sản hoặc trật khớp.

3. Giữ đầu em bé ở vai

45EsNbWwilYhIy34-0_ZOniCrNkWa81VB0B9pXwwCeMk-kS_V-xhbBaF1d6QTL1gx1FwvKdAuocq0RZ2fE43OhF7SQLu5A

Nếu mẹ bế bé theo kiểu ôm bé vào ngực thì nên nên chú ý đến vị trí đặt mặt bé. Vị trị mặt của em bé nên ở qua vai. Nếu mặt của trẻ đặt trên vai mẹ, tư thế này có thể làm cho đứa trẻ khó thở. Ngoài ra, một phần quần áo của mẹ có thể vào miệng trẻ.

4. Không đổi bên

OriScffhnNBQ2kYdE3KBmmCixZVoUZXvAMq721b7Ra8iRWcGaU3QRoPUPnOkHdFHi9nqWHsLE_rNLd9Npy6N1BEC3PuEShQ

Điều cần thiết khi bế trẻ là nên thường xuyên thay đổi bên bế. Bởi vì phần cổ của trẻ sơ sinh rất yếu. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện để cơ cổ của trẻ được phát triển đều ở cả hai bên. Nếu không, cơ cổ ở một bên có thể phát triển ít hơn và trẻ có thể gặp vấn đề với việc quay đầu .

5. Mẹ không đỡ phần lưng trẻ

KxnPWpw9qenZnZXoiHOnfq0-0n884JqZ472OqrJ0MFzrZBBW48mQekYa2eSddWKTCcT-uvox-e9CfiN8rNsp2Zvi5wxPJA

Mẹ không nên bế trẻ chỉ đỡ phần mông và đầu. Thứ nhất, tư thế này có nguy cơ khiến trẻ ngã. Thứ hai, cột sống bị quá nặng do phần lưng không được nâng đỡ thích hợp. Vì vậy, mẹ cần phải đỡ lưng trẻ bằng một tay, còn tay kia thì đỡ phần đầu của bé.

6. Bé bé mặt hướng ra ngoài

ZVtPzXM7SdlZxFaT7coVSS76PmjdRreV848084DORAFltCSJGjS1Gc8NLur5F6KJPDgfEaXO_IJgcpWOqW9HNiKiTj6h
Thật không tốt chút nào khi mẹ bế em bé mà mặt bé hướng ra ngoài. Tư thế này khiến mẹ khó kiểm soát bé hơn . Ngoài ra, nó cũng tạo áp lực lên cột sống và đôi chân lơ lửng của trẻ, giống như tư thế địu sai. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên bế em bé đối diện với ngực của mình. Khi bế hãy chú ý và đảm bảo phần chân và lưng của bé được nâng đỡ.

 Kéo trẻ lên bằng tay

iJmRAp1ZECvtT1bgtyfgtc72skztWWTE1QFFH88r_-cOCCyPJjBe_Aw0bVRNwyhXtqBGIC7JQvy2VZXGAqtWMkxDZxs5XRI

Ngoài những tư thế bế trẻ sai trên đây, chúng ta cũng không nên kéo trẻ lên bằng tay của chúng. Bởi vì điều này có thể khiến xương khuỷu tay bị dịch chuyển một phần tại khớp. Tình trạng này là phổ biến ở trẻ em đến 5 tuổi.Nhưng khi trẻ đến 5 tuổi, xương của chúng trở nên khỏe hơn và khuỷu tay kéo ít có khả năng bị dịch chuyển.

Nguồn: Brightside

Ảnh: Yekaterina Ragozina

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X