Bé 1 tuổi 𝐧𝐠ấ𝐭 𝐱ỉ𝐮 𝐩𝐡ả𝐢 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐯𝐢ệ𝐧 vì mẹ không cho nghịch ngợm

Khi trẻ khóc quá nhiều mà không được dỗ dành, nó có thể gây ra nguy hiểm như ngất xỉu hoặc tổn thương não bé.

Mới đây, cư dân mạng xôn xao vụ việc một em bé 1 tuổi sống ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngất xỉu vì mẹ không cho nghịch ngợm. Được biết, đứa trẻ liên tục cố gắng mở ngăn kéo để chơi nhưng bị mẹ ngăn cản, sau đó lăn ra khóc không ngừng.

Người mẹ con khóc một lúc rồi sẽ tự nín, không ngờ đứa bé sau đó bắt đầu tím tái, ngất xỉu trong 10 giây. Thấy vậy, người mẹ lập tức đưa con tới bệnh viện.

Bé 1 tuổi ngất xỉu phải nhập viện vì mẹ không cho nghịch ngợm » Báo Phụ Nữ  Việt Nam

Em bé ngất xỉu vì khóc không ngừng.

Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ cho biết em bé không có gì bất thường. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cảnh báo người mẹ rằng, không nên để bé tức giận quá mức, mẹ cần dỗ dành kịp thời khi bé khóc.

Sự việc này cũng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi, nhiều người cho rằng bé chỉ muốn mở ngăn kéo chơi, không tới mức phải nghiêm khắc rồi mẹ mặc kệ con khóc như vậy. Có người còn nảy ra ý tưởng nếu mẹ không cho con chơi vì sợ nguy hiểm, chỉ cần đánh vào tay bé vài lần, tự khắc sau này bé sợ sẽ không dám nghịch ngợm nữa.

Không có một phương pháp chính xác nào phù hợp cho tất cả trường hợp. Người mẹ chỉ muốn bảo vệ con mình nhưng em bé chỉ mới 1 tuổi, không hiểu được mức độ nguy hiểm. Việc để em bé khóc quá lâu còn có thể dẫn tới tổn thương não.

Chính vì thế, khi trẻ còn nhỏ, trong mọi trường hợp cha mẹ không được mặc kệ con khóc, ít nhất cũng nên bế hoặc vỗ về để bé bình tĩnh trở lại. Sau khi cảm xúc lắng xuống, nếu bé vẫn muốn mở ngăn kéo, mẹ cần tỏ thái độ không cho phép. Sau khi lặp lại vài lần, bé sẽ chấp nhận việc mình không được phép nghịch ngăn kéo.

Vì trẻ còn quá nhỏ chưa biết nói nên khóc là cách trực tiếp nhất để trẻ bày tỏ nhu cầu của mình. Trẻ khóc đồng nghĩa với việc chúng muốn thu hút sự chú ý của người lớn và cần được phản hồi kịp thời.

Ngất thường xuyên, coi chừng có bệnh - Báo Người lao động

Trên thực tế, thỉnh thoảng trẻ khóc không phải là điều xấu, nó có thể làm tăng dung tích phổi, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tăng cường chức năng tim phổi. Và khóc là một bài tập vận động toàn thân rất tốt cho bé.

Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ khóc khi có nhu cầu sinh lý như đói, buồn ngủ, muốn đại tiện,… Trong quá trình đáp ứng nhu cầu của trẻ, việc để trẻ khóc một lúc cũng không phải là vấn đề lớn.

Tuy nhiên, nếu trẻ khóc liên tục thì cha mẹ cần chú ý. Nếu trẻ khóc quá 10 phút, giọng của trẻ có thể bị khàn và mặt đỏ bừng. Khóc quá 20 phút hoặc khóc đến kiệt sức, nỗi buồn và nỗi đau vô cùng sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone ức chế, gây tổn thương cho cơ thể và não bộ của trẻ.

Điều đặc biệt quan trọng cần chú ý là nếu trẻ khóc nhiều, gay gắt và dai dẳng thì phải dỗ dành kịp thời. Nếu không, trẻ có thể ngất xỉu như trường hợp trên.

Làm thế nào để xoa dịu khi trẻ khóc?

Hầu như tất cả tiếng khóc của trẻ đều gửi thông điệp tới người lớn là nhu cầu của chúng chưa được đáp ứng. Cha mẹ chỉ cần “kê đúng thuốc” là có thể tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc, xoa dịu kịp thời và an ủi trẻ một cách thích hợp. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ khóc quá nhiều có thể ngất xỉu, tổn thương não

– Nếu trẻ khóc không rõ nguyên nhân, trước tiên bạn phải kiểm tra xem trẻ có đói, buồn ngủ hay cần thay tã không, v.v.

– Bạn có thể bế bé, đu đưa hoặc vỗ nhẹ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong vòng tay của cha mẹ.

– Nói nhẹ nhàng, vuốt ve để trẻ cảm nhận được mình đang được quan tâm, chăm sóc con.

– Trẻ có thể nằm hoặc chơi một mình lâu sẽ buồn chán và cáu kỉnh, lúc này chỉ cần bạn bế hoặc hỏi han sẽ khiến chúng vui vẻ ngay.

– Hãy mát xa bằng cách chạm nhẹ vào đầu, bụng, lưng và tay chân của trẻ, nó giúp giảm căng thẳng và khó chịu ở trẻ.

– Nếu trẻ dựa dẫm vào cha mẹ, lúc nào cũng muốn có người bên cạnh, bạn có thể tìm một thứ gì đó để thu hút sự chú ý của trẻ, ví dụ như ti giả, búp bê, đồ chơi yêu thích, quần áo, khăn tắm có mùi của mẹ, v.v.

– Giảm tiếng ồn, ánh sáng bên ngoài và các kích thích khác để tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ. Nếu cách đó không hiệu quả, bạn cũng có thể thay đổi tư thế như bế trẻ trên tay, đi từ phòng ngủ đến phòng khách, hoặc đưa trẻ ra ngoài đi dạo.

– Bạn có thể dùng đồ chơi hoặc đồ vật trẻ thích để thu hút sự chú ý. Một số đồ chơi có màu sắc rực rỡ, phát ra âm thanh và ánh sáng, đặc biệt có thể kích thích sự thích thú của trẻ.

Nguồn: https://tintuconline.com.vn/lam-me/be-1-tuoi-ngat-xiu-phai-nhap-vien-vi-me-khong-cho-nghich-ngom-n-583837.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X