Bé 10 tuổi đứng giơ ngón tay suốt 1 giờ, khóc lóc xin chừa, bố nhàn nhạt: Ngay thường con thích lắm mà

Trẻ con như tờ giấy trắng, chúng thích thú tiếp nhận mọi thứ xung quanh mình và không có khả năng phân biệt đúng sai. Nếu bố mẹ hoặc người chăm sóc không hướng dẫn, trẻ sẽ nghĩ rằng không có vấn đề gì với những hành vi xấu.

Mới đây, một câu chuyện dạy con đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội. Cậu bé 10 tuổi bị bố phạt nặng vì hay làm cử chỉ đưa ngón giữa vào mặt người khác, thậm chí còn vẽ hình dạng xấu xí ấy vào bài kiểm tra của mình.

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Công bằng mà nói, nếu không có sự giao thoa văn hóa cởi mở, người Á Đông chúng ta sẽ không biết rằng cử chỉ đưa ngón tay giữa lên là hàm ý rất xấu, tương đương với một câu nói vô cùng nặng nề. Đoán chừng có lẽ cậu nhóc 10 tuổi này đã xem hành động này ở đâu đó, và nghĩ rằng nó cool ngầu. Vì thế cậu bé đã hình thành thói quen làm cử chỉ này mọi lúc mọi nơi. Có lẽ người lớn cũng không để ý lắm, cho đến khi gia đình bị giáo viên chủ nhiệm gọi điện nói về việc cậu bé bỏ trống bài làm vì không hiểu đề. Nhưng đó vẫn là điều nhẹ nhàng, bởi vì có lẽ không cam tâm để giấy trắng nên cậu nhóc đã vẽ hình “biểu tượng” yêu thích của mình. Ắt hẳn giáo viên cũng một phen xám hồn với bài làm của học sinh.

Sau khi nhận được nhắc nhở từ phía giáo viên, bố cậu bé đã gọi con lại vào bảo rằng cử chỉ đó làm như thế nào, cậu nhóc ngây thơ làm cho bố xem. Bố cũng chẳng bảo rằng đó là xấu hay tốt, chỉ nói “Nếu con đã thích làm như thế thì cứ làm đi, không được bỏ tay xuống”

hình ảnh

Ảnh Baijihao

15, 20 phút trôi qua, cậu bé bắt đầu mỏi tay nhưng bố vẫn phớt lờ. 1 tiếng sau, cậu bé đã khóc và thừa nhận sai lầm của mình, còn người cha đầy ẩn ý nói: “Con thậm chí còn không làm bài thi mà vẫn vẽ cử chỉ này lên đó. Hôm nay bố sẽ để con làm cho bằng thích”

Sau đó cậu bé bật khóc, thừa nhận sai lầm của mình và nói rằng nó không thích cử chỉ đó. Bố cậu bé tin rằng phương pháp này tương đối hiệu quả và dự đoán sau này con trai mình sẽ không bao giờ dám làm điều này nữa.

Cách dạy con này đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi từ mọi tầng lớp xã hội. Một số cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng hình phạt như vậy là phù hợp. Họ tin rằng trẻ em cần được dạy cách tôn trọng người khác và phương pháp này có thể khiến trẻ nhận thức sâu sắc về lỗi lầm của mình để không tái phạm.

“Hình phạt rất tốt. Có những đứa trẻ nói ra những câu mà tôi ngại ngùng đến mức không dám gõ đây, chúng thật sự rất tục tĩu.”

“Tôi nhớ rằng có một lần đang đi trên đường thì có một đứa trẻ ngồi trên xe buýt giơ ngón giữa lên từ cửa sổ, tôi dùng xe đạp đuổi theo nó hai con đường, nó sợ đến mức không dám ngẩng đầu lên.”

“Dạy con từ thuở còn thơ. Nếu lời nói, hành động của đứa trẻ không phù hợp thì nên can thiệp và ngăn chặn trước, tôi nghĩ rằng thằng bé thực sự không hiểu ý nghĩa của ngón tay giữa đâu.”

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Tuy nhiên, cũng có một số người có quan điểm khác. Họ cho rằng hình thức trừng phạt này quá khắc nghiệt và có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Những người này cho rằng cần áp dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng và mang tính hướng dẫn hơn để giáo dục trẻ em, để trẻ thực sự nhận ra lỗi lầm của mình và tích cực sửa chữa. Họ lo lắng rằng việc trừng phạt quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng hoặc có tâm lý nổi loạn, không chỉ gây bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Ngoài ra, người cha chỉ phạt con mà không phân tích, chỉ ra cho con biết ý nghĩa của cử chỉ đó.

Khi thế giới thay đổi, bối cảnh của nhiều thứ cũng sẽ thay đổi, và hành động đưa ngón giữa có thể xem là cách chào hỏi của lũ trẻ. Nếu bạn bè xung quanh đứa trẻ này ngày nào cũng chào nhau theo cách kỳ lạ này, thì nếu đứa trẻ này không còn dám làm điều này ở trường nữa, liệu nó có lạc lõng với những người khác không? 

Vì vậy, nếu không tìm hiểu kỹ càng vấn đề, đứa trẻ có thể từ bỏ thói quen xấu này vì sợ bị trừng phạt hơn là sợ làm điều xấu. Tốt nhất, cha mẹ nên thảo luận cùng con, đưa ra những phần thưởng và hình phạt để con biết hậu quả của hành vi của mình và tạo động lực để con sửa chữa.

Sự việc này đã khiến mọi người phải suy nghĩ về phương pháp giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ cần chú ý tới những điểm sau:

1. Lựa chọn phương pháp giáo dục: Khi cha mẹ giáo dục con cái, họ thường gặp phải vấn đề lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Việc nuôi dạy con cái nghiêm khắc có thể có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng hình phạt quá mức có thể có tác động tiêu cực đến trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp dựa trên tính cách và hoàn cảnh cụ thể của con.

2. Giao tiếp và hướng dẫn: Thiết lập các kênh giao tiếp tốt với trẻ là chìa khóa thành công cho việc giáo dục gia đình. Bằng cách giao tiếp hiệu quả với trẻ em và hiểu được nhu cầu cũng như ý tưởng của chúng, chúng ta có thể hướng dẫn và giáo dục tốt hơn. Bầu không khí gia đình cởi mở giúp trẻ sẵn sàng chia sẻ những vấn đề và kinh nghiệm hơn.

3. Tôn trọng cá tính của trẻ: Mỗi trẻ là một cá thể độc đáo với những sở thích, chuyên môn và nhu cầu khác nhau. Cha mẹ nên tôn trọng sự khác biệt cá nhân của con cái khi giáo dục chúng, khuyến khích chúng phát huy thế mạnh của bản thân và hỗ trợ, hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau.

4. Làm gương: Lời nói, việc làm của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Bằng cách làm gương và thể hiện những hành vi và giá trị tích cực, chúng ta có thể tác động đến sự phát triển của trẻ một cách tinh tế.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong việc giáo dục con cái, chúng ta có thể tìm đến sự tư vấn tâm lý hoặc tư vấn giáo dục của chuyên gia. Những ý kiến, đề xuất chuyên môn có thể giúp việc giáo dục gia đình được thực hiện một cách khoa học và hợp lý hơn.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/be-10-tuoi-dung-gio-ngon-tay-suot-1-gio-khoc-loc-xin-chua-bo-nhan-nhat-ngay-thuong-con-thich-lam-ma

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X