Bé 4 tuổi ‘ra đi’ ở lớp mầm non: Hình ảnh camera phơi bày tất cả, giá như cô giáo ‘có tâm’ hơn

Sự việc đau lòng về một em bé tại trường mẫu giáo được báo chí đăng tải đã rúng lên hồi chuông cảnh báo cho các bố mẹ và giáo viên mầm non.

Khi biến cố xảy ra, nếu như người lớn biết cách xử lý đúng trong 1 phút thì bé đã có thể vượt qua. Thế nhưng thực tế phũ phàng là bé đã không còn nữa, tất cả chỉ còn lại là nước mắt và sự ân hận của người lớn.

Cụ thể về trường hợp của em bé này mình vừa đọc được trên báo, mình chia sẻ lại cho mọi người cùng biết nhé

Bé trai đáng thương này là Yuanyuan (4 tuổi, là học sinh mẫu giáo ở Liuyang, Hồ Nam, Trung Quốc). Theo hình ảnh camera giám sát thời điểm xảy ra sự việc cho thấy: Trong bữa ăn trưa ở lớp, bé Yuanyuan đột nhiên đứng dậy, đi vòng quanh và cố gắng dùng tay móc thức ăn trong miệng ra, mặt con đỏ lên và lộ rọ vẻ sợ hãi và đau đớn. Bé còn lăn lộn trên mặt đất để cố gắng cầu cứu sự giúp đỡ nhưng giáo viên lúc đó vẫn không hề nhận thấy điều bất thường.

Phải đến khi bé n/g/ã xuống đất lần thứ 2 rồi bất tỉnh, cô giáo mới phát hiện sự việc

Ngay sau đó ,120 người đã lao đến và tìm mọi cách để cứu cậu bé, vậy nhưng không tác dụng gì. Thời gian vàng để cứu bé đã đi qua. Và cuối cùng không có phép màu nào xuất hiện cả. Yuanyuan ‘nhắm mắt ngủ mãi’ khi mới 4 tuổi.

hình ảnh

Hình ảnh bé Yuanyuan lúc xảy ra sự việc tại trường mẫu giáo được camera ghi lại tất cả. Ảnh: GDS

Khi nhận được thông báo từ nhà trường, bố mẹ bé đã không tin nổi sự thật mình đã không còn con trai mãi mãi, sự việc quá đột ngột khiến họ vô cùng suy sụp.

Qua sự việc, rất nhiều người đã bày tỏ sự thương tâm và mong tất cả người lớn trông giữ trẻ nhỏ cần biết về sự nguy hiểm của hóc nghẹn thức ăn. Bởi vì khi đường thở của trẻ bị tắc nghẽn thì thời gian để cứu bé chỉ có 5 phút.

Điều này là bởi một khi não bị thiếu oxy quá 5 phút, dù lúc này có đưa trẻ đến bệnh viện, cho dù cứu sống được cũng có thể chịu những di chứng nặng nề.

Vậy nên với 5 phút, không thể đợi xe cấp cứu đến, cũng không thể đợi để thử các bài thuốc dân gian. Mà thực tế, để cấp cứu trẻ bị dị vật đường thở, bạn chỉ cần học một động tác đơn giản: Sơ cứu bằng phương pháp Heimlich.

hình ảnh

Người lớn cần biết về cách sơ cứu tại chỗ, ảnh: NSD

Phương pháp sơ cứu Heimlich áp dụng như thế nào?

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:

– Đặt bé nằm sấp trên cẳng tay người sơ cứu, đầu thấp hơn ngực.

– Đặt cẳng tay bạn lên đùi.

– Đảm bảo rằng miệng và mũi của bé không bị che lấp.

– Dùng cạnh lòng bàn tay còn lại đánh vào lưng của bé (khu vực giữa 2 vai) 4 lần. Lặp lại động tác này cho đến khi dị vật được tống ra.

Với trường hợp trẻ trên 1 tuổi và người trưởng thành bị hôn mê khi hóc dị vật

– Đặt nạn nhân trên một mặt phẳng cứng, quỳ xuống và dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.

– Đặt bàn tay này lên tay kia, sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của nạn nhân, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.

– Đẩy tay theo hướng đẩy vào và hướng lên trên, tay này tựa vào tay kia.

– Tiếp tục lặp đi lặp lại động tác này cho đến khi dị vật được tống ra.

hình ảnh

Hình ảnh x-quang do bác sĩ người Úc đăng tải cho thấy đường thở của em bé 5 tuổi bị chặn bởi 1 quả nho. Ảnh: KSA

Với trường hợp trẻ lớn và người trưởng thành có ý thức

– Đứng đằng sau nạn nhân, quàng cánh tay quấn quanh eo của người bị nạn.

– Nắm 1 tay lại, sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành của họ.

– Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với 1 lực thật mạnh, vào trong và hướng lên phía trên.

– Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.

Nhận biết và xử lý dị vật đường thở | Sở Y tế Nam Định

Tự cứu mình bằng biện pháp Heimlich

– Nắm 1 tay lại, ngón tay cái hướng vào phía trong, đặt tại vị trí cơ hoành – dưới xương sườn và phía trên rốn.

– Dùng lực đẩy theo hướng đi vào và lên phía trên cho đến khi dị vật được tống ra.

– Trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Hãy đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên phía trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.

– Lặp lại động tác cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.

Sau câu chuyện của bé trai và những hướng dẫn chi tiết về cách sơ cứu khẩn cấp cho người hóc dị vật vừa đăng trên báo này, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để tự cứu mình và những người xung quanh khi không may gặp phải tai nạn đáng tiếc này, đặc biệt hữu ích với gia đình có trẻ nhỏ.

Đây là điều vô cùng cần thiết vì khi tình huống xảy ra chỉ có chính ta mới cứu được con em mình thôi

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/be-4-tuoi-ra-di-o-lop-mam-non-hinh-anh-camera-phoi-bay-tat-ca-gia-nhu-co-giao-co-tam-hon

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X