Bi hài vụ công ty thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật: Từ gạch, nhang đến giấy vệ sinh

Đúng là dở khóc dở cười thật các mẹ ạ. Được thưởng mà không thấy vui.

Có lẽ một số mẹ cũng đã biết. Bộ Luật Lao động 2019 đã cho phép doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên không chỉ bằng tiền, mà có thể bằng các hình thức khác.

Cụ thể là điều 104 của Bộ luật nói doanh nghiệp có thể thưởng bằng tài sản, hiện vật cho người lao động dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của họ.

Điều này có nghĩa là người lao động có thể được thưởng bằng những hiện vật như hàng hóa, dịch vụ của chính công ty, thưởng phiếu mua hàng giảm giá, đi du lịch… Quy định áp dụng kể từ ngày 1/1/2021.

Thực tế, trong thời gian qua đã diễn ra không ít câu chuyện thưởng tết bằng tương ớt, giấy vệ sinh… khiến cho người lao động dở khóc dở cười mỗi dịp Tết đến xuân về đấy ạ. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, người ta mới phải “cười ra nước mắt” khi được nhận quà.

AC7fVblSz9CXOXHk6Zk7oyKkVqA0CmbL5I0fNQ54-PqBcKFHelWB_IX1mVdcdek0l6PankkfkPcjy0KegqO-h466cZdViw

Ảnh: infonet

Nhiều năm trước, từng có một công ty may mặc ở Hoàng Mai, Hà Nội làm ăn không được hiệu quả, đơn hàng giảm mạnh. Do không đủ tiền chi trả cho khoản thưởng Tết, công ty này đã phải dùng chính sản phẩm của họ để làm quà thưởng cho nhân viên.

Thế là thay vì được nhận 1 tháng lương như bình thường, mỗi nhân viên ở công ty này lại nhận được… 70 chiếc quần đùi nhân dịp xuân đến. Tuy câu chuyện đã xảy ra lâu rồi, nhưng nay người ta vẫn hay nhắc đến như một ví dụ “dở khóc dở cười” về chuyện thưởng Tết bằng hiện vật.

Một cơ sở sản xuất hương (nhang) ở Đan Phượng, Hà Nội thì “đỡ” hơn một chút. Ngoài khoản thưởng Tết là… một bó hương thì người lao động ở đây còn được thêm 100.000 đồng mỗi người. Chủ lao động ở đây biện minh là Tết đến thì nhà nào cũng thắp hương, nên đây là món quà thiết thực.

Kết quả hình ảnh cho Bi hài vụ công ty thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật: Từ gạch, nhang đến giấy vệ sinh"

Một trường hợp khác, có công ty xuất nhập khẩu ở Cầu Giấy, Hà Nội vì bị đối tác trả cổ phần bằng dầu ăn, nên đã lấy số dầu ăn làm khoản thưởng Tết cho nhân viên luôn.

Còn một công ty ở TP.HCM thì từng thưởng Tết 2014 cho nhân viên bằng cách cho họ mỗi người một thùng tương ớt, ai làm vị trí lãnh đạo thì được hai thùng. Thế là người ta phải bàn nhau đem bán tương ớt lại cho cửa hàng tạp hóa để kiếm tiền mua món khác.

Ngoài ra, còn có những câu chuyện thưởng Tết nực cười như thưởng mỗi người 10 bịch giấy vệ sinh về ăn Tết vì đây là “món thiết thực, ai cũng cần, thà có còn hơn không” – theo lời lãnh đạo công ty. Công ty nào làm về xây dựng mà bán gạch ế ẩm thì lại tặng số gạch đó cho nhân viên để xây nhà hay bán, đổi cho người khác.

Không chỉ tặng hiện vật, sản phẩm, mà có công ty ở khu công nghiệp Sài Đồng (Hà Nội) còn thưởng Tết bằng cách tặng vé ô tô về quê.

Lãnh đạo lý giải rằng công nhân ở công ty họ đến từ các tỉnh xa nên hay gặp khó khăn trong việc mua vé xe về quê ăn Tết. Nhưng công nhân phải đóng thêm 100.000 đồng, qua Tết mới được hoàn lại. Ai không đi làm sau Tết thì sẽ không được trả lại số tiền đó.

Kết quả hình ảnh cho Bi hài vụ công ty thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật: Từ gạch, nhang đến giấy vệ sinh"

Không biết các mẹ nghĩ sao chứ cá nhân em nghĩ có thưởng là vui rồi, dù hình thức nào đi chăng nữa. Bởi trường hợp tệ hơn – không được thưởng Tết – cũng là chuyện hết sức bình thường.

Điều 103 Bộ luật Lao động cũng quy định: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Cho nên, việc thưởng Tết là không bắt buộc đối với doanh nghiệp. Tùy tình hình mà doanh nghiệp sẽ thưởng hoặc không, nếu có thì mức thưởng cũng sẽ do họ tự quyết định.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X