Bố chồng từ quê lên chơi xách túi quà tặng 2 cháu, con dâu mở ra liền bảo chồng vứt: “Tôi chăm con rất kỹ tính”

Bố chồng lặn lội đi từ quê lên thăm vợ chồng con trai và cháu nội, tuy nhiên, cách nàng dâu phản ứng khi mở túi quà của ông khiến nhiều người khó chấp nhận.

Tâm lý của nhiều người lớn tuổi là mong muốn được gần con cháu nhưng vì điều kiện mỗi nhà mỗi khác, có người rất nhớ con cháu nhưng lại sống quá cách xa. Do đó, mỗi khi con cháu về thăm nhà hay có dịp lên thăm, ông bà hay cha mẹ thường khăn gói mang theo rất nhiều quà. 

Gần đây, mình đọc được câu chuyện của một nàng dâu khi thấy bố chồng tặng quà cho 2 đứa cháu và thái độ của cô đã gây ra nhiều tranh cãi. Cụ thể, người phụ nữ này cho biết vợ chồng cô kết hôn 6 năm, có 2 con gái. 

“Chồng tôi là người ở quê, còn tôi sinh ra đã là gái thành phố. Dù gia cảnh nhà tôi tốt hơn anh, nhưng tính tình anh lại rất chu đáo, có chí làm ăn và là người đàn ông của gia đình nên tôi quyết định cưới anh sau nửa năm yêu nhau. Nhờ vào một phần của hồi môn bố mẹ tôi tặng khi lập gia đình, cộng thêm của để dành tích góp sau vài năm 2 vợ chồng phấn đấu làm việc. Hiện tại, chúng tôi đã xây được một căn nhà riêng ở phố”, cô vợ kể. 

Vì bận bịu công việc lại thêm con còn nhỏ nên từ ngày dọn ra ở riêng, vợ chồng ít khi về quê thăm bố mẹ chồng, trừ những dịp lễ đặc biệt. Khoảng cách cũng khá xa, mỗi lần đi là phải lên kế hoạch rồi tốn kém nhiều khoản. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa trái: ctwant.com / ảnh minh họa phải: kan.china)

Hè năm nay, vợ chồng của cô dự định đưa 2 con về quê nội chơi vài ngày nhưng người chồng bất ngờ có công việc cần xử lý gấp. “Bố mẹ chồng dưới quê lúc nghe tin gia đình tôi sẽ về chơi hè vài ngày thì rất vui, nhưng sau khi nghe tôi điện về báo tình hình thì ông bà có vẻ như khá buồn và hụt hẫng”.

Cuối cùng, bố mẹ chồng quyết định sẽ lên thành phố thăm vợ chồng con trai cũng như 2 cháu nội. Do sức khỏe không cho phép nên mẹ chồng của cô đành ở lại quê, chỉ có bố chồng lên thăm con cháu. 

Vì đã lâu không gặp 2 cháu gái, ông nội đã chu đáo chuẩn bị quà, cất công mang từ quê lên thành phố. 

“Trước sự mong chờ được nhận quà từ ông nội của 2 đứa cháu gái, bố chồng tôi liền đi ra phía cửa và mang vào một túi quà khá bự. Tôi và chồng tò mò nhìn chằm chằm vào nó, không biết bố chồng tặng quà gì cho các cháu mà có vẻ “giá trị” đến thế. Tuy nhiên trước sự hào hứng của các con, khi bố chồng mở túi quà ra tôi lại giật mình khi nhìn thấy rất nhiều quần áo ở bên trong, nhưng không phải là quần áo mới mà là quần áo cũ. Bố chồng vui vẻ nói:

– Ông và bà già rồi nên không có đồ gì giá trị để tặng cho các cháu. Hai đứa con của anh chồng và chị dâu nay cũng lớn rồi, quần áo mặc không vừa nữa nên muốn để lại cho 2 đứa cháu gái. Bà con thấy đồ còn mới nên đã lựa ra một ít phù hợp bảo ông mang lên làm quà cho các cháu. Các cháu xem có thích không?”, nàng dâu kể lại. 

Lúc này, cô cảm thấy khó chịu và có chút tức giận. Dù biết bố mẹ chồng có lòng thương cháu, lại thêm không dư dả nhiều để sắm quà nhưng mang đồ cũ của người khác để tặng 2 cháu gái là điều khiến cô con dâu khó chấp nhận.

“Tôi không thích điều này, và từ trước đến nay tôi luôn rất kỹ tính, cẩn thận trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con. Quan niệm của tôi là đồ cũ của người khác thì không nên mặc lại, nhất là trẻ em sức đề kháng yếu, nếu lỡ có bệnh truyền nhiễm từ virus, vi khuẩn lưu lại trên quần áo, thì không khéo các con sẽ gặp nguy.

Nghĩ vậy tôi liền ngay lập tức bảo chồng mang túi quà này vứt vào nhà kho, trong sự ngỡ ngàng của bố chồng, chồng và 2 đứa con gái nhỏ ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Lúc này, tôi cũng lựa lời khéo léo để nói với bồ chồng:

– Bố à, sau này bố không cần mang quà lên cho các cháu đâu. Ở trên phố đầy đủ và tiện nghi lắm bố ạ, nếu thiếu gì thì vợ chồng con có thể sắm. Con nhận tấm lòng của bố, nhưng bố mang vác đồ nhiều như thế mà lại di chuyển đường xa thì rất vất vả. Với cả, quần áo tụi nhỏ nhiều lắm bố ạ, chất đống trong tủ mặc còn không hết ấy!

Tôi vui vẻ, nhẹ nhàng và có chút hóm hỉnh trong lời nói để xua tan đi sự ngượng ngạo, và không làm mất lòng bố chồng khiến ông buồn. Tôi nghĩ mình làm như thế là đúng, và tôi đang không biết nên xử lý đống quần áo cũ đó như thế nào cho thoả đáng”, người phụ nữ tâm sự. 

hình ảnh

Phản ứng kém tinh tế của con dâu dễ khiến bố chồng tổn thương. (Ảnh minh họa: VietNamNet)

Mình thấy nhiều gia đình vẫn thường cho con mặc lại quần áo cũ của anh chị vì muốn tiết kiệm chi phí cũng như trẻ con nhanh lớn, mua đồ mới cũng chỉ sử dụng trong thời gian ngắn là phải đổi kích cỡ. Hoặc có nhiều người muốn xin quần áo, vật dụng đã sử dụng của người khác để “xin vía” cho con mình được dễ nuôi, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, thời buổi này, nhiều gia đình có điều kiện dư dả hơn cũng như được tiếp cận nhiều thông tin về sức khỏe nên ái ngại việc cho con mặc lại quần áo cũ từ người khác. Họ cho rằng điều này dễ lây một số bệnh vì quần áo cũ có thể không được vệ sinh. 

Mỗi nhà mỗi khác, nếu muốn tiết kiệm và kinh tế không cho phép, việc mặc lại quần áo cũ là điều bình thường. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, mọi người nên khử trùng, giặt, phơi dưới nắng cho thật kỹ. 

Còn trong câu chuyện trên, tình thương của ông bà nội dành cho 2 cháu gái là điều đẹp đẽ. Dù tiền bạc không dư dả gì nhưng ông bà vẫn muốn có chút quà để cháu vui mừng. Với cô con dâu, có lẽ vì thoải mái tiền bạc và muốn nuôi dạy con trong điều kiện tốt nhất có thể nên ái ngại trước món quà từ bố mẹ chồng dành cho 2 cháu. 

Cách phản ứng của cô con dâu có phần thẳng thắn nhưng kém tinh tế, dễ khiến bố chồng cảm thấy tổn thương, chạnh lòng. Cô có thể không cho 2 con mặc đồ cũ mà bố chồng tặng nhưng cần lựa lời khéo léo để thuyết phục, giải thích cho ông biết thay vì vứt vào nhà kho thẳng thừng như vậy.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/bo-chong-tu-que-len-choi-xach-tui-qua-tang-2-chau-con-dau-mo-ra-lien-bao-chong-vut-toi-cham-con-rat-ky-tinh

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X