Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý

Các nghiên cứu cho thấy việc để trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trí tuệ và hành vi của trẻ.

Sống trong thời đại công nghệ phát triển, các sản phẩm điện tử dường như đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống. Cũng bởi thế nên trẻ em ngày nay được tiếp cận các thiết bị công nghệ từ rất sớm và “chán ghét” việc đọc sách. Thậm chí, TV hay điện thoại còn được xem là “cứu tinh” của những bậc cha mẹ thường xuyên bận rộn, giúp việc trông trẻ, cho trẻ ăn trở nên dễ dàng hơn. Bởi trước một thế giới diệu kỳ trên màn hình, hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ ngồi im chăm chú theo dõi.

Tuy nhiên, TV hay điện thoại đôi khi là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Trên thực tế, những đứa trẻ thích xem TV, điện thoại từ nhỏ và những đứa trẻ có thói quen đọc sách lớn lên cũng sẽ có sự khác biệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra điều đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo để điều chỉnh hành vi cho con em của mình.

1. Ảnh hưởng đến trí não của trẻ

Nghiên cứu của Alex Schlegel, Khoa Thần kinh học và Nhận thức thuộc Đại học Dartmouth, Đức, cho thấy trí tưởng tượng của con người xuất phát từ mạng lưới thu thập thông tin, hình ảnh và ký hiệu khắp não bộ. Để nghiên cứu xem liệu xem TV có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ hay không, một thí nghiệm đặc biệt cũng đã được được đại học Harvard thực hiện. Mười đứa trẻ được chia thành hai nhóm: nhóm nghe kể chuyện công chúa Bạch Tuyết và nhóm xem trên phim ảnh. Sau đó, chúng được yêu cầu vẽ các nàng công chúa trong tưởng tượng của mình.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 1.

Kết quả, các nàng công chúa do hai nhóm trẻ vẽ hoàn toàn khác nhau về ngoại hình hay những những chi tiết nhỏ. Hầu hết, các bé khi nghe kể chuyện đều có trí tưởng tượng phong phú, các nàng công chúa do các bé vẽ sẽ có nhiều họa tiết hơn. Trong khi đó, nhóm các trẻ xem trên phim ảnh đều có hình tượng công chúa trong tưởng tượng khá giống nhau về các chi tiết cũng như màu sắc. Nghiên cứu này có thể chỉ ra rằng: TV có thể củng cố tư duy của trẻ em, những nhóm trẻ được xem phim đã nhìn thấy tạo hình của nhân vật và bộ não sẽ ghi nhớ những điều đó. Do đó, trẻ sẽ không phát huy hết sự sáng tạo của bản thân như những đứa trẻ chỉ được biết về nhân vật thông qua lời kể.

Một nghiên cứu của Trung tâm Khám phá khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong hình ảnh bộ não của những trẻ thích xem TV, điện thoại so với những trẻ thích đọc sách.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 2.
Hình ảnh bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non thường xuyên được đọc sách.Phần màu đỏ cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức ở khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu.

Cụ thể, hình ảnh bộ não trẻ đọc sách cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức chịu trách nhiệm cho khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu. Trong khi đó, hình ảnh bộ não trẻ xem màn hình điện thoại, tivi thể hiện sự kém phát triển lan rộng và thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 2.

Hình ảnh bộ não của một đứa trẻ tuổi mầm non dành trung bình 2 tiếng mỗi ngày tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi. Phần màu xanh cho thấy sự kém phát triển lan rộng và sự thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập của trẻ.

Chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa những phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập. Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập. Điều này khẳng định, việc đọc sách trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng.

Bộ não trẻ thích xem TV, điện thoại và trẻ thích đọc sách lớn lên có sự khác biệt lớn, cha mẹ cần lưu ý- Ảnh 2.

Con lớn lên có cuộc sống nghèo khó, lý do bắt nguồn từ sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải

2. Ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của trẻ

Viện nghiên cứu Đại học Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát trong 30 năm và phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ tiếp xúc với TV trong một thời gian dài, tính cách và hành vi của chúng sẽ có chiều hướng tiêu cực và hung hăng hơn những đứa trẻ khác.

Nguyên nhân được cho là không phải tất cả các chương trình truyền hình hiện nay đều được thiết kế dành cho trẻ em. Nếu bố mẹ không cho trẻ xem các kênh phù hợp mà để trẻ tự chọn sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhận thức và hành vì của trẻ. Trên TV có nhiều cảnh bạo lực và trẻ không thể nhận biết đúng sai khi còn quá nhỏ nên sẽ bắt chước theo. Đây là điều mà các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

Làm thế nào để trẻ “không nghiện” xem TV, điện thoại?

Trên thực tế, việc xem TV không có gì đáng lo ngại nếu cha mẹ luôn quan tâm đến con cái, giới hạn thời gian và nội dung xem cho trẻ. Tiến sĩ tâm lý học người Anh Siegman gợi ý rằng trẻ em từ 3 đến 7 tuổi xem tivi mỗi ngày từ 30 phút đến một giờ. Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi xem một giờ mỗi ngày. Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi xem mỗi ngày một giờ rưỡi, còn thanh thiếu niên trên 16 có thể xem hai giờ một ngày.

Bằng cách giới hạn thời gian, thị lực, giấc ngủ và sự tập trung của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng, do trẻ có đủ thời gian tập thể dục, vận động…

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đồng hành, cùng trẻ xem TV và giải thích nội dung trên tivi cho con để trẻ có thể tiếp thu và hiểu sâu hơn những nội dung đang xem. Đồng thời, cha mẹ cũng nên giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu về việc tại sao bé không thể xem một số chương trình.

Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong quá trình xem TV không những góp phần gắn kết cha mẹ với trẻ mà còn đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bo-nao-tre-thich-xem-tv-dien-thoai-va-tre-thich-doc-sach-lon-len-co-su-khac-biet-lon-cha-me-can-luu-y-172240301151128586.htm

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X