Buổi họp phụ huynh thành hội các bà mẹ, lớp 43 học sinh chỉ có 3 ông bố đến dự

Nhiều phụ huynh ngán đi họp cho con, trong đó các ông bố hầu hết đều vắng mặt.

Theo thông lệ, mỗi năm học, phụ huynh học sinh sẽ được mời họp khoảng 3 lần. Một lần đầu năm học, một cuối học học kỳ I và cuối cùng là lần họp tổng kết cuối năm.

Mỗi cuộc họp đều có nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung ngoài việc thông báo tình hình học tập của học sinh, các hoạt động của lớp, của trường, các phong trào… còn có thêm nội dung sinh hoạt của Ban đại diện cha mẹ phụ huynh.

Nếu như đầu năm học, phụ huynh nặng gánh lo bởi nhiều khoản phí và đóng góp thì sang đến cuối mỗi học kỳ, phụ huynh lại căng thẳng với chuyện học hành của con. Em nào ngoan có thể cha mẹ sẽ rất thích thú với việc họp hành bởi con mình sẽ được nêu tên tuyên dương trước lớp. Ngược lại, phụ huynh có con học chậm, hay bị cô giáo nhắc nhở chắc chắn sẽ không mấy mặn mà. Với những trường hợp như vậy, cha mẹ thường nhờ ông bà hoặc chú, dì đi thay. Nhưng giáo viên lại không thích điều này bởi người họ cần gặp là cha mẹ của học sinh để tiện trao đổi việc học và hạnh kiểm của học sinh.

Thế nhưng liệu phụ huynh có sẵn sàng với lời mời tha thiết của giáo viên?

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nhìn chung, các buổi họp phụ huynh bây giờ đa số đều chỉ có mẹ tham dự, rất hiếm khi thấy bố xuất hiện. Trong tình huống này, câu chuyện cô Zhang mới đây về buổi họp phụ huynh của lớp con mình thật sự khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Con trai cô Zhang năm nay học lớp 3 tiểu học. Đầu năm học, cũng như bao trường khác, trường con cô cũng tổ chức họp phụ huynh. Dù rất bận rộn với việc nhưng vì con, cô Zhang cũng sắp xếp tham dự.

Trước khi buổi họp bắt đầu, cô Zhang đã kịp làm quen với một số phụ huynh khác và thấy rằng có rất nhiều người như mình, cũng phải xin nghỉ việc để dự họp phụ huynh cho con. Nhưng điều rất đặc biệt là trong số các phụ huynh học sinh có mặt trong buổi họp hôm đó thì có rất ít ông bố tham dự. Nhìn vào lớp học, người khác có thể gọi là ngày hội các bà mẹ cũng không sai chút nào.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Tuy nhiên đây không phải là trường hợp hiếm. Một giáo viên tiểu học cho biết lớp cô có sỉ số 43 em học sinh. Khi họp phụ huynh thì đến 40 phụ huynh là mẹ, còn lại chỉ có 3 ông bố.

Một cô giáo khác thậm chí còn kể một chuyện khá hài hước là có ông bố ngồi nhầm lớp con, họp gần hết buổi thì mới ngộ ra con mình không học lớp này. Khi nghe chuyện này, nhiều người còn nghĩ chắc là kể cho có cái mà vui tai nhưng thực tế là có trường hợp này thật.

Thực tế, trách nhiệm quan tâm đến việc học của con ngày càng đổ lên vai của người mẹ, rất ít ông bố chịu tham gia cùng. Nhưng điều trái khoáy ở chỗ dù không tham gia vào việc học của con nhưng nhiều ông bố lại đòi hỏi kết quả học tập của con phải thật tốt.

Vậy do đâu các ông bố lại vắng mặt quá nhiều trong quá trình học tập của con?

hình ảnh

Ảnh minh họa

1. Tư tưởng “chồng lo kiếm tiền, vợ lo việc nhà”

Não trạng “người trong, kẻ ngoài” phân công rạch ròi trách nhiệm của người cha, người mẹ trong gia đình và ăn sâu qua nhiều thế hệ. Từ khi vợ mang thai, sinh con, cơ bản mọi việc đều là người vợ phải lo lấy. Nếu hết kỳ nghỉ thai sản, không tìm được người chăm con thì mặc nhiên, người mẹ sẽ phải ở nhà nuôi con để chồng ra ngoài kiếm tiền mà không có chuyện ngược lại. Lúc này, gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ dồn lên vai người cha khiến các ông bố không còn nhiều thời gian để dành riêng cho con, thậm chí nếu rảnh ra một chút họ cũng chỉ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn thay vì quanh quẩn chăm sóc con. Cứ thế, tình trạng này kéo dài đến khi con đi học và mặc nhiên bởi mẹ đã theo sát con trong mọi việc thì chuyện đi họp phụ huynh cũng chỉ là một việc đương nhiên trong số đó. Theo một cách được sắp đặt mà không cần bàn bạc thì mẹ đi họp cho con là một trách nhiệm đã được giao phó.

2. Mẹ tiện trao đổi với giáo viên hơn

Ở các trường tiểu học, đa số giáo viên là nữ. Nếu là bố đi họp, việc trao đổi riêng giữa bố và cô giáo sẽ có nhiều bất tiện. Hơn nữa, bố vốn ở nhà ít chăm con, ít hiểu con hơn so với mẹ sẽ không biết phải hỏi cô giáo những gì. Bản thân cô giáo cũng thích được giao tiếp với mẹ hơn bởi có những việc tế nhị cô giáo cần trao đổi riêng mà nếu là mẹ sẽ dễ dàng thấu hiểu được. Vì điều này mà trong các cuộc họp phụ huynh của học sinh tiểu học, người mẹ mới là đối tượng tham dự áp đảo.

Việc họp phụ huynh học sinh dù chỉ trong phạm vi lớp nhưng nó cũng là mô hình thực tế thu nhỏ, phản ánh chân thực nền giáo dục của các gia đình.

Sự chênh lệch trong vai trò tham dự của cha và mẹ vào hành trình trưởng thành của con lại tạo nên lỗ khuyết lớn. “Năng lượng của cha” nhất định không thể thiếu cho giáo dục gia đình. Dù con trai hay con gái thì các con vẫn rất cần sự có mặt của cha trong từng giai đoạn trưởng thành của mình. Nếu thiếu khuyết một trong hai, cha hoặc mẹ đều không có lợi cho sự phát triển lành mạnh và ưu tú của mỗi đứa con.

Nguồn: 

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X