Cách trồng hoa hồng trong chậu cho hoa nở to như cái bát, rực rỡ suốt 4 mùa
Chỉ cần nắm chắc những mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể tự trồng được hoa hồng tại nhà rất đơn giản và đẹp.
Hoa hồng là loại cây cảnh rất được yêu thích, vì màu sắc rực rỡ, xinh đẹp và có mùi thơm. Trong góc độ phong thủy, hoa hồng còn giúp mang lại điều may mắn và tài lộc.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa hồng trong chậu cho hoa nở rực rỡ suốt mùa.
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu
Bước 1: Chuẩn bị chậu, đất, giống hoa hồng để trồng
Các chuyên gia cho rằng, khi chọn kích cỡ chậu trồng cây hoa hồng thì bạn nên chọn những kích cỡ sau:
Chậu có đường kính từ 15 – 20cm: 4 – 7 bông.
Chậu có đường kính 20 – 30cm: 8 – 12 bông.
Chậu có đường kính 30 – 40cm: 13 – 21 bông.
Chậu > 40cm: 22 – 50 bông (tầm cỡ bồn hoa).
Chiều cao của chậu nên > 25cm vì cây hoa hồng thường đâm rễ sâu.
Ngoài việc chú ý đến kích cỡ chậu, bạn cần chú ý đến chất liệu làm nên chậu để giữ chất dinh dưỡng của đất tốt, giúp cây hoa hồng phát triển và ra hoa đẹp. Tốt nhất bạn nên chọn những loại chậu trồng hoa được làm từ gốm, đất sét thay cho chậu nhựa và ở đáy chậu phải có lỗ thoát nước.
Sử dụng hỗn hợp đất chất lượng cao bằng cách kết hợp đất bầu với một ít phân trộn hoặc phân chuồng hoai mục để thêm giàu chất dinh dưỡng.
Để trồng được những chậu hoa hồng đẹp, hãy chọn các giống hoa hồng nhỏ hoặc hoa hồng ngoại. Chúng có sức sống mãnh liệt, cứng cáp và kháng bệnh tốt trong khi vẫn tạo ra nhiều bông hoa. Mặc dù có rất nhiều giống hoa hồng khác nhau, nhưng không phải tất cả đều sẽ phát triển tốt khi được trồng trong chậu.
Bước 2: Đặt hoa hồng của bạn vào trong chậu
Rải một lớp sỏi vào đáy chậu để cải thiện khả năng thoát nước, sau đó cho đất đã chuẩn bị ở bước 1 vào chậu cao 8/10 chiều cao của chậu, tiếp đó khoét một lỗ rộng và sâu đặt cây hoa hồng vào và lấp đất, dùng tay ấn nhẹ nhàng để cho đất cứng lại giúp cây đứng vững.
Lưu ý: Khi đặt cây hoa hồng vào chậu hãy đảm bảo cấu trúc rễ không bị xáo trộn.
Bước 3: Tưới nước cho cây hoa hồng của bạn
Cuối cùng, tưới nước kỹ cho cây hồng mới trồng của bạn, để hơi ẩm thấm vào đất và rễ. Tưới nước đầy đủ để rễ quen với đất mới.
Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu
Khi bạn đã hoàn thành việc trồng hoa hồng của mình trong chậu, việc giữ cho chúng luôn khỏe mạnh với chế độ chăm sóc tốt là rất quan trọng. Hãy tiếp tục đọc các mẹo dưới đây về cách chăm sóc hoa hồng trong chậu.
Vị trí đặt chậu: Hoa hồng trong chậu phải được đặt ở vị trí nhận được tối thiểu 6 giờ nắng mỗi ngày.
Tưới nước: Chậu đất sét sẽ giúp giữ cho rễ hoa hồng mát mẻ trong mùa hè nóng nực, nhưng đất sét và đất nung có xu hướng hút ẩm từ đất và do đó cần tưới nhiều nước hơn so với chậu bằng nhựa. Để giúp tăng khả năng thoát nước, bạn có thể để chậu lên trên những viên gạch để nước thoát ra ngoài một cách tự do.
Nhu cầu chất dinh dưỡng: Theo dõi phân trộn để đảm bảo rằng nó không bao giờ bị úng nước. Tưới nước thường xuyên trong suốt mùa hè, ít hơn vào mùa đông. Nếu không có nguồn cung cấp nước đầy đủ, phân trộn trong chậu có thể bị khô rất nhanh.
Tỉa rễ, lá, cành: Để giữ cho hoa hồng có kích thước tối ưu cho chậu của bạn, hãy cắt tỉa rễ, lá hoặc cành như cách bạn thường làm với những cây khác trong vườn. Loại bỏ những bông hoa héo, tỉa cành, cắt tỉa theo kích thước, hình dạng cũng giúp ngăn ngừa sâu bệnh.
Cách trừ sâu hại gây bệnh cho cây hoa hồng
Nếu bạn trồng hoa hồng trong môi trường thiếu ánh sáng, đất quá ẩm do tưới quá nhiều nước thì sâu bệnh dễ xuất hiện. Một số bệnh thường gặp ở cây hoa hồng như:
Rệp vừng là côn trùng gây hại thường thấy trên cây hoa hồng cả ngoài vườn lẫn trong chậu. Rệp vừng hút nhựa làm cho cây bị héo, dễ gãy và hư hỏng nụ hoa. Cách phòng trừ rệp vừng bằng tay ngay khi thấy chúng. Bạn cũng có thể giã tỏi, ớt, gừng hòa tan với nước để làm thuốc diệt sâu bọ sinh học an toàn, phun lên cây nếu số lượng rệp vừng tấn công dày đặc.
Bệnh đốm đen là cây hoa hồng xuất hiện những đốm đen, lá bị vàng úa và rụng dần. Cách xử lý khi gặp trường hợp này là bạn nên cắt tỉa những lá bị bệnh và chăm sóc cây hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể dùng một muỗng cafe bột baking soda pha với nước và vài giọt xà phòng tạo thành hỗn hợp rồi phun lên cây để diệt trừ bệnh đốm đen trên cây hoa hồng.
Bệnh phấn trắng là trên thân và lá hoa hồng xuất hiện những lớp bột màu trắng. Nguyên nhân là do đất trồng bị ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp. Cách trị bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng là phun hỗn hợp bột baking soda pha với nước trong vài ngày.
Bệnh gỉ sắt là trên lá hoa hồng có những đốm nhỏ màu vàng. Bệnh này xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt, cho nên để xử lý, bạn phải ngưng tưới nước và dùng nước vôi kết hợp với baking soda để khử trùng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu trồng trong chậu thì bạn hãy luôn đảm bảo độ thông thoáng khí và tưới cây đúng cách để hạn chế xuất hiện mầm bệnh phá hoại cây hoa hồng.
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cach-trong-hoa-hong-trong-chau-cho-hoa-no-to-nhu-cai-bat-ruc-ro-suot-4-mua-762270.html