Cảnh báo viêm màng não có nguy cơ bùng phát mạnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑

Viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đủ liều, đầy đủ mũi nhắc lại theo phác đồ để phát huy tối đa hiệu quả miễn dịch.

Theo thông tin từ báo Đại Đoàn Kết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay, số bệnh nhi nhập viện vì viêm não tăng lên đột biến. Ghi nhận tại Khoa Nhi của Bệnh viện cho thấy, có nhiều trẻ bị viêm màng não, viêm não, trong đó có 2 trẻ từ Yên Bái chuyển xuống trong tình trạng nguy kịch. Còn lại, các trẻ khác đều vào viện với triệu chứng sốt cao, đau đầu.

Bé G.A.T. (4 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái) bị sốt, đau đầu bên trái. Đến tối, trẻ co giật và ngất lịm. Người nhà không đưa bé đi cấp cứu ngay mà ở nhà lay gọi trẻ. Sáng hôm sau, trẻ mới được đưa lên Bệnh viện đa khoa Nghĩa Lộ nhưng không cải thiện nên trẻ được đưa thẳng xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Trường hợp thứ hai là bé L.G.A. (9 tuổi, Mù Căng Chải, Yên Bái) vào viện cấp cứu trong tình trạng co giật. Sau khi ăn sáng, trẻ còn đi chơi bình thường nhưng đột nhiên ngã. Trẻ được đưa vào viện gần nhà cấp cứu. Tuy nhiên, bác sĩ không xác định được bệnh gì. Trẻ tiếp tục được chuyển xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Khai thác tiền sử cho thấy, từ khi sinh ra, bé chưa được tiêm phòng bất cứ loại vaccine nào. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, các bác sĩ chẩn đoán xác định trẻ mắc viêm não.

BS Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: “Trường hợp trẻ 9 tuổi sau khi xử lý bằng thuốc chống phù nề đã bỏ được thở ô xy. Còn trường hợp trẻ 4 tuổi tình trạng viêm não trầm trọng hơn, khi vào viện có tình trạng ngừng thở nên bác sĩ phải đặt máy thở. Sau 3 ngày cấp cứu, trẻ vẫn phải thở máy để bảo vệ đường thở và các bác sĩ tiếp tục theo dõi sát sao. Khi bị viêm não, trẻ có thể biểu hiện di chứng lâu dài. Các bác sĩ vẫn điều trị và đánh giá di chứng”.

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cũng tiếp nhận nhiều trẻ em mắc viêm não, viêm màng não nhập viện điều trị, trong đó có một số trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, xuất hiện co giật toàn thân, co cứng chân tay, sùi bọt mép phải chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị lọc máu, thở máy….

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cũng vừa cho hay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận trường hợp bệnh nhi thứ 2 mắc viêm não Nhật Bản tính từ đầu năm 2023 đến nay.

Cảnh báo viêm màng não có nguy cơ bùng phát mạnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 1

Mùa hè, số bệnh nhi nhập viện vì viêm não tăng lên đột biến – Ảnh: Báo Giao Thông

Dẫn tin từ VTV, theo ThS.BS. Nguyễn Hữu Hiếu – Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm màng não ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi, thời gian trước khi nhập viện và phản ứng của từng trẻ đối với tình trạng nhiễm trùng.

Sốt, nôn, đau đầu là ba biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm màng não. Trẻ có thể sốt cao, trẻ sơ sinh có thể sốt nhẹ hoặc vừa, hạ thân nhiệt trong những trường hợp nặng. Nôn tất cả mọi thứ, trẻ lớn có thể nôn vọt, nhiều lần và không liên quan đến bữa ăn, trẻ sơ sinh và nhũ nhi có thể bú kém hoặc bỏ bú, ọc sữa, bụng chướng.

Trẻ lớn biểu hiện đau đầu theo cơn hoặc liên tục, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Ngoài ra: biếng ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), ho, chảy nước mũi… là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường hay sốt do virus… Do đó, cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ kèm các triệu chứng kèm theo.

Cẩn trọng với bệnh viêm não, màng não ở trẻ em | VTV.VN

Bệnh viêm não Nhật Bản hay gặp vào mùa hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc không tiêm nhắc lại theo phác đồ – Ảnh: VnExpress

Cũng theo bác sĩ Hiếu, các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ bao gồm:

– Co giật: toàn thân hoặc có thể khu trú ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

– Rối loạn ý thức: ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê. Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, cứng gáy, sợ ánh sáng, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân hoặc nửa người.

Lưu ý: Dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, chưa biết thể hiện và diễn tả cụ thể, nên cha mẹ cần hết sức chú ý để nhận biết được trẻ bị viêm màng não. Các biểu hiện viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: sốt cao hoặc hạ nhiệt độ, quấy khóc, ngủ gà, thóp phồng căng, giảm vận động, bú kém, cổ mềm.

Theo pnvgd

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X