Cha mẹ cãi nhau trước mặt con làm tăng xu hướng bạo lực, rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con gây ảnh hưởng sức khỏe tâm thần và sự phát triển nói chung của trẻ.

Khi bước vào cuộc hôn nhân, vợ chồng khó tránh những mâu thuẫn và bất đồng. Trước những vấn đề này, việc cha mẹ giải quyết trong hòa bình là một lựa chọn lành mạnh để duy trì hôn nhân gia đình và không làm ảnh hưởng đến con cái.

Khi những mâu thuẫn, bất đồng trở thành những trận cãi vã, đánh nhau có thể có tác động rất lớn đến trẻ em. Dưới đây là những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.

1. Gia tăng xu hướng b.ạo lự.c

Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, đánh nhau thường xuyên, trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, trẻ sẽ giải quyết vấn đề theo cách mà chúng nhìn thấy từ cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối qu.an h.ệ.

2. Rối loạn cảm xúc

fyo6vYynNGy6QdxZ0RwSuMl_nrTSEnGYXMk0W6mZaHc9ffew5WajIKsKtqqrwd6c_zRBIzY2TgIkQJXux90XAhbKbYtV-A

Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy bất an. Do cảm thấy bất an, trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .

3. Thất bại trong các mối qu.an h.ệ

Trẻ em học được từ lối sống và thái độ của cha mẹ. Nếu bố và mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt con, con của bạn lớn lên rất có thể sẽ học theo điều bố mẹ đã từng làm.

Do đó, mối qu.an h.ệ của con bạn và người bạn đời của chúng có thể bị ảnh hưởng. Thậm chí, con của của bạn có thể cảm thấy cần phải tránh xa những mối qua.n h.ệ này vì sợ phải tổn thương.

4. Gặp các vấn đề về sức khỏe

Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.

5. Lòng tự trọng thấp

Cảm giác của sự xấu hổ, cảm giác tội lỗi, không xứng đáng và bất lực gây ra do cha mẹ cãi nhau có thể gây tổn hại sức khỏe tâm thần trẻ. Kết quả là, lòng tự trọng của đứa trẻ bị ảnh hưởng, và trẻ có thể cảm thấy khó duy trì hình ảnh bản thân tốt trước chính mình và những người xung quanh.

6. Không thể tập trung học tập

P9krEBpWWhRFREhVG49iflY4JEdhPWiRvK4JwGTDYqskvYvZuJLNQtaoszIr1DoFCAgdh0edkFJzTKQ3p1oAJ_hc4uOe_hM

Những trận cãi nhau liên tục giữa cha mẹ có thể khiến trẻ không tập trung. Trẻ có thể suy nghĩ mãi về nó và không thể nào tập trung vào làm bất cứ điều gì khác.

Dấu hiệu một đứa trẻ đang bị ảnh hưởng do cha mẹ cãi nhau

Cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng đến con cái về cả mặt sức khỏe và sự phát triển chung của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang bị ảnh hưởng từ chính những cuộc cãi vã của cha mẹ:

– Đứa trẻ bắt đầu khóc ngay khi thấy bố mẹ cãi nhau.

– Khi thấy cha mẹ mình cãi nhau, đứa trẻ trở nên im lặng hoàn toàn

– Đứa trẻ nhìn và nói như thể không an tâm về điều gì đó.

– Đứa trẻ có vẻ sợ hãi khi thấy bố mẹ to tiếng và mắng nhau

– Đứa trẻ có xu hướng b.ạo lự.c với các bạn cùng lớp và không hòa đồng với những đứa trẻ khác.

– Đứa trẻ không hòa nhập nhiều với những đứa trẻ khác

– Đứa trẻ có dấu hiệu của hành vi bất thường.

– Đứa trẻ có xu hướng tự trách mình khi cha mẹ bắt đầu cãi vã và đánh nhau.

– Đứa trẻ có dấu hiệu trầm cảm.

– Kết quả học tập và các hoạt động ngoại khóa đều kém

– Đứa trẻ có thể thích xa cha mẹ của mình.

– Đứa trẻ có thể than đau đầu, đau dạ dày hoặc một số vấn đề sức khỏe khác để chuyển sự chú ý của cha mẹ.

Những điều cần lưu ý khi cãi nhau trước mặt con

4_vMvKs7EjCeX99R5idTM6lGTfF329l2TwLetHkwdsIyfZZwhkKFIYauCb9n5circWB-B47gm-nEcWhjWjLEjhkGvkw1tc0

Không thể tránh khỏi những bất đồng hoặc mâu thuẫn giữa cha mẹ. Tuy nhiên những lần cãi nhau không nên đi quá xa khiến con sợ hãi. Để tránh gây ảnh hưởng đến con, dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi cãi nhau trước mặt con.

1. Cả vợ hoặc chồng đều nên hạn chế gọi tên nhau. Tránh to tiếng hoặc đe dọa nhau, vì điều đó có thể có tác động tiêu cực đến con bạn. Cơn thịnh nộ “ngoài tầm kiểm soát” của bố mẹ có thể làm gương xấu cho con cái và tác động đến quan điểm của chúng về các mối qu.an h.ệ và hôn nhân.

2. Không thể tránh khỏi việc vợ chồng sẽ bất đồng quan điểm trong một số nguyên tắc như nuôi dạy con cái, nhưng hãy chắc rằng không đem nó ra để tranh cãi khi có con cái ở bên.

3. Cố gắng hòa giải êm đẹp trước khi bắt đầu nảy sinh thành vấn đề lớn.

4.Tránh kéo dài thời gian cãi nhau. Thay vào đó, hãy giải quyết mọi chuyện như một người trưởng thành và hãy làm điều đó trước mặt trẻ. Cha mẹ có thể đóng cửa để giải quyết vấn đề. Bằng cách đó, trẻ có thể học được rằng những bất đồng cần được giải quyết một cách chín chắn để có được sự đồng thuận.

5. Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.

6. Sau một cuộc cãi nhau, cha mẹ hãy đảm bảo rằng cả 2 vẫn yêu và tôn trọng nhau. Những đứa con không được đổ lỗi cho những trận cãi vã của cha mẹ.

7. Cố gắng không mất bình tĩnh trước mặt con và xin lỗi khi bạn làm như thế. Điều này sẽ dạy con rằng sự mất bình tĩnh không phải là một cách để giải quyết xung đột.

8. Tránh nói xấu về một người nào đó trước mặt con bạn trong một cuộc tranh cãi. Không sử dụng từ ngữ khiếm nhã để giải quyết vấn đề. Thay vào đó, hãy dùng giọng điệu bình tĩnh, thẳng thắn chia sẻ vấn đề của bạn.

Mâu thuẫn và bất đồng là một phần của cuộc sống hôn nhân. Hoàn toàn là điều dễ hiểu nếu như vợ chồng có xảy ra tranh cãi, nhưng điều quan trọng là giải quyết chúng một cách hòa nhã và đưa ra các giải pháp mang tính xây dựng.

Cha mẹ phải hiểu cách cha mẹ cãi nhau có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc, quan điểm sống và tính cách của con cái. Đây là lý do vì sao cha mẹ cần đảm bảo rằng tất cả những cuộc tranh cãi trước mặt con cái sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến chúng.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X