Chuyên gia chỉ ra ‘thủ phạm’ gây lùn ở trẻ, cần điều trị sớm để không bỏ lỡ thời điểm vàng

Nếu thấy chiều cao của trẻ thấp hơn trung bình so với bảng tăng trưởng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa Nội tiết để tìm ra “thủ phạm” gây chậm tăng trưởng chiều cao.

Với những trẻ vừa mới chào đời, chiều cao của trẻ năm đầu tiên sẽ tăng khoảng 25cm và có thể đạt đến mức 75cm. Đến năm thứ 2, trẻ có thể sẽ tăng thêm khoảng 10cm và đạt ở mức trung bình là 85 đến 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm.

Cách để con thoát lùn ở tuổi dậy thì - Sức khỏe

Ở giai đoạn tiền dậy thì – cũng là “giai đoạn vàng” phát triển, bé gái có khả năng tăng đến 6cm mỗi năm ở độ tuổi từ 9 – 11 còn bé trai có khả năng tăng đến 7cm/năm ở tuổi từ 12 – 14 tuổi.

Ở tuổi dậy thì, chiều cao của bé sẽ có phần tăng chậm lại. Thậm chí nhiều trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 – 2cm mỗi năm hoặc có khi không tăng thêm chiều cao nào nữa. Đến độ tuổi từ 23 đến 25 tuổi, chiều cao sẽ ngừng phát triển.

Khi thấy số đo chiều cao của con tăng rất chậm hoặc kém xa so với biểu đồ tăng trưởng, bố mẹ thường tự ý mua thuốc canxi hoặc thực phẩm chức năng cho con dùng mà không biết điều đó có thể gây hại cho con. Nhiều trường hợp trẻ chẳng những không cao lên mà còn bị mất cân bằng dinh dưỡng dẫn tới thừa cân, béo phì.

hình ảnh

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ tứ 1 – 10 tuổi

Theo chuyên gia, nếu nghi ngờ con chậm phát triển chiều cao, bố mẹ nên cho con đi khám tại chuyên khoa Nội tiết để tìm ra nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây lùn ở trẻ:

– Dinh dưỡng kém

– Mắc các bệnh lý mạn tính.

– Di truyền.

– Do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não.

– Rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu GH, loạn sản xương…)

– Mắc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên…

– Song cũng có một số trường hợp trẻ chậm phát triển chiều cao nhưng không xác định được nguyên nhân.

Trong các nguyên nhân gây lùn ở trẻ, cứ khoảng 4.000 – 10.000 bé thì có 1 bé bị thiếu hormone tăng trưởng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm tăng trưởng.

Một trường hợp sau nhờ phát hiện kịp thời thiếu hormone tăng trưởng và điều trị ngay mà đã cải thiện chiều cao đáng kể.

Một bé trai 14 tuổi ở Bình Phước chỉ nặng 33kg, cao 135cm (thiếu đến 28cm so với chuẩn chiều cao trung bình). Mỗi năm bé chỉ tăng 1 – 2cm và thậm chí có năm không tăng.

Gia đình đã cho bé đi khám tại bệnh viện địa phương và được bổ sung canxi, thực phẩm chức năng nhưng chiều cao vẫn không cải thiện.

Khi mẹ bé cho con đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thì kết quả cho thấy bé không thể cao được vì thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ.

Sau 7 tháng được tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm.

Chuyên gia cho biết tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 – 15 tuổi ở bé trai và 15 – 16 tuổi ở bé gái. Vì lúc này các sụn xương sẽ đóng lại nên việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn hiệu quả.

Khi chiều cao không thay đổi, hãy nghĩ đến con thiếu hormone tăng trưởng!

Nguồn ảnh: Internet

Nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể đạt được nhờ di truyền. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tương lai sau này của trẻ.

Theo: Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X