Cô giáo 55 tuổi rưng rưng xin nghỉ hưu, lý do gói gọn trong 4 chữ ‘sợ học trò lắm’

Dù hiệu trưởng cố gắng níu kéo, mời cô ở lại trường dạy tiếp nhưng cô giáo vẫn quyết tâm xin được nghỉ hưu.

Mỗi nghề, mỗi công việc đều có áp lực riêng, nghề giáo cũng vậy. Đôi lúc áp lực nghề giáo còn cao hơn nghề khác vì đó là nghề kiến tạo tâm hồn, tri thức. Và không phải giáo viên nào cũng chịu nổi áp lực, theo nghề đến cùng. Thời bây giờ thì càng khó khăn hơn, khi giáo viên không còn toàn quyền như xưa.

Có cô giáo than thở giờ dạy học sinh khó lắm, không thể la rầy hay khẽ tay như xưa. Hở động một tí, chưa kịp làm gì thì học sinh đã về mách phụ huynh, cha mẹ lại kéo đến trường mắng cô. Con học điểm kém cũng đổ lỗi hết cho cô, con trốn học cũng đến trường trách cô.

Nhiều lúc thấy bất lực vì các em học sinh quá nghịch nhưng vô phương răn dạy. Khuyên bảo nhỏ nhẹ làm gì các em chịu nghe, mà thử to tiếng hay lấy thước ra dọa xem, có khi lên phốt ngay. Giờ làm giáo viên cũng phải khéo, phải lo lắng đủ đường, rất áp lực.

Em xem trên trang nước ngoài, một cô giáo 55 tuổi đã kiên quyết xin được nghỉ hưu. Nghe kể nếu cô muốn, có thể đi dạy đến 60 tuổi nhưng mới 55 tuổi cô giáo đã nộp đơn. Ai cũng theo hỏi cô giáo tại sao lại quyết nghỉ dạy, cô chỉ đưa ra 4 chữ “sợ học trò lắm”. Nghe thấm mùi cay đắng.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu

Đó giờ em chỉ nghe học sinh sợ thầy cô, chứ cô giáo kêu sợ học trò thì giờ mới nghe lần đầu ạ. Không biết sợ học sinh đến mức nào mà cô giáo quyết định nghỉ hưu sớm luôn. Chứ theo bên xứ Trung, nếu cô giáo chờ đến 60 tuổi mới nghỉ sẽ được lãnh số tiền cao hơn nhiều.

Hiệu trưởng quý cô giáo có nhiệt huyết với nghề nên cũng cố giữ cô lại dạy học tiếp. Nhưng câu trả lời đến cuối cùng của cô giáo vẫn là nghỉ hưu. Sau này, chuyện vì sao cô nghỉ hưu sớm mới vỡ lẽ ra.

Do vừa rồi bên xứ Trung phải trải qua đợt học trực tuyến. Thái độ học sinh khi học ở nhà bắt đầu xao nhãng. Bài tập về nhà không làm, không nghe giảng mà chỉ chơi đùa, ngủ ngay trong lớp trực tuyến.

Thấy học sinh không nghiêm túc, cô hơi giận nên có lớn tiếng mắng và dọa một vài học sinh. Không may là phụ huynh nghe được, trực tiếp đến trường la hét, còn dọa tố cô lên phòng giáo dục. Họ mắng cô không có phương pháp giáo dục, cô giáo mà đi mắng học sinh, làm tổn thương lòng tự trọng của học sinh.

Cô giáo có chút không hiểu, mình không phải chỉ trích vài câu với học sinh, cũng chỉ hơi to tiếng mà đã kêu tổn thương tâm lý học sinh. Có nghiêm trọng như vậy sao? Các giáo viên khác khuyên cô học cách buông bỏ, thôi thì cho nó qua đi, suy nghĩ nhiều thiệt thân.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: scjybd

Lúc này đây, mặc kệ đồng nghiệp nói có đúng hay không, cô hoàn toàn thay đổi thái độ, trở nên dễ tính hơn, cũng không dám hù dọa học sinh nữa. Lòng tốt muốn học sinh chăm học bị phụ huynh chỉ trích, giờ sao cô dám lên tiếng nữa? Cảm giác mình hết lòng vì học trò, cuối cùng chẳng ai hiểu cho tấm lòng của cô, thật sự thất vọng.

Cô có một thói quen tốt, sau giờ học, sẽ đọc kỹ bài tập về nhà của học sinh, em nào làm sai, thấy yếu, cô sẽ kèm cho em đó. Điều này cô hoàn toàn vì học sinh suy nghĩ, chứ dạy kèm cho các em, cô cũng đâu được lợi lộc gì riêng. Chính cô cũng đang hy sinh thời gian nghỉ ngơi, chỉ mong học sinh tiến bộ.

Không cần phụ huynh cảm ơn, nhưng ít nhất cũng hiểu và hợp tác với cô giáo. Thế nhưng, lòng tốt của cô giáo một lần nữa bị xem nhẹ. Họ chỉ thấy con họ học nhiều mà không thấy cô giáo cũng phải lên lớp ngoài giờ kèm con họ. Một lần, cô đang dạy kèm thì đột nhiên có người mẹ trẻ xông vào.

Người mẹ chỉ vào mặt cô và mắng ngay trước mặt học sinh làm cô xấu hổ. Người mẹ nói cô làm cho đứa trẻ tan học muộn, ăn cơm muộn, lỡ ảnh hưởng đến sức khỏe, cô giáo có chịu trách nhiệm không. Ở trên lớp không lo dạy cho tốt, tan học thì bắt con người ta ở lại học kèm, giáo viên bất tài.

Cô buồn lắm, nhưng tự nghĩ chắc phụ huynh lo cho con họ, cũng đúng, nếu để học sinh đói thì cũng không tốt. Nhưng lớp mấy chục em, chắc chắn sẽ có em giỏi, em kém. Nếu cô không kèm thêm sau giờ học, làm sao các em kém theo kịp các bạn.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: sohu

Cô giáo sau khi trải qua 2 lần bị phụ huynh mắng, khiến cô lao đao, mất mặt trước học sinh, cô trở nên cẩn thận, dè dặt hơn. Cô sinh ra tâm lý sợ học sinh, dù trên lớp, sau giờ học, cô cũng cố gắng không va chạm với các em quá nhiều. Vì cô sợ, lỡ cô lại không nỡ, lại la rầy đốc thúc các em học, phụ huynh lại mắng nữa thì sao.

Vì vậy, đợi đến lúc 55 tuổi, cô không còn lưu luyến nữa, thẳng thừng từ chối sự giữ lại của hiệu trưởng, rưng rưng viết đơn xin nghỉ hưu. Mấy chục năm làm giáo viên hết lòng vì học trò, đến cuối cùng không ngờ lại nghỉ vì lý do sợ học sinh. 4 chữ “sợ học sinh lắm” gói gọn biết bao cay đắng của một cô giáo đã có tuổi.

Có người bảo làm giáo viên mấy chục năm, chỉ bị phụ huynh mắng có vài lần đã thấy sợ, có phải cô đã quá mềm yếu, kém nghị lực. Nhưng có người bênh, có thể cô cũng đã lớn tuổi rồi, không chịu nổi sự mắng mỏ, hằn hộc từ phụ huynh. Thời đại dạy học của cô giáo 55 tuổi có lẽ khác xa bây giờ.

Ngày xưa, cô giáo đi dạy thường học sinh rất kính trọng, sợ thầy cô, vô cùng nghe lời. Phụ huynh cũng tôn trọng giáo viên, với giáo viên sẽ có sự chừng mực, khách sáo nhất định. Giờ thì học sinh không nghe lời, phụ huynh thì mắng chửi, cô giáo hẳn đã có những tổn thương tâm lý nhất định.

Trường hợp phụ huynh làm khó giáo viên thế này chắc cũng chỉ số ít một vài người thôi. Chứ bình thường, gặp được cô giáo chịu kèm cho con học thêm mà không lấy tiền, phụ huynh cảm ơn còn không hết nữa là.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/co-giao-55-tuoi-rung-rung-xin-nghi-huu-ly-do-goi-gon-trong-4-chu-so-hoc-tro-lam

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X