Con 3 tuổi bị quạt “quơ” tay, mẹ sơ cứu chuẩn chỉnh, bác sĩ khen hết lời: Khỏi lo uốn ván

Hè nóng nực thấy nhà ai cũng bật quạt hết công suất, trẻ con lại hiếu động hay nghịch ngợm, rất dễ cho tay vào quạt dẫn đến bị thương nên cả nhà hãy chú ý nè.

Thấy mẹ này có cách sơ cứu cho con bị quạt ch;ém vào tay hay quá nên chia sẻ lại cho cả nhà mình cùng tham khảo. Được biết em bé này mới 3 tuổi thôi, tên là Bảo Bảo, hôm đó vì bận việc dưới bếp nên mẹ của bé mới bật TV và dặn con phải ngồi im một chỗ xem, không được đùa nghịch. 

Trong phòng có cả quạt và điều hòa, người mẹ này đã bật điều hòa, tắt quạt và dặn con không được tự ý đụng đến quạt. Nhưng khi vừa mới vào bếp được khoảng 15 phút thì chị đã nghe tiếng cậu con trai gào khóc, nhanh chóng chạy lên xem tình hình, chị nhận ra con trai 3 tuổi nghịch ngợm bật quạt, sau đó cho tay vào nên bị cánh quạt ch:ém bị thương, cứa đứt da và chảy nhiều má.u.

hình ảnh

Mẹ của cậu bé vô cùng hốt hoảng nhưng kịp thời bình tĩnh và có cách xử lý rất chuẩn chỉnh, chị bế con đi rửa vết thương, sau đó hỏi cậu bé có cử động được các ngón tay hay không. May mắn là tay em bé vẫn nhúc nhích được, người mẹ nhanh chóng bôi thuốc cầm m:áu, băng tay con lại và đưa em bé đến ngay bệnh viện, không quên chườm thêm một viên đá nhỏ để giảm đau cho con. 

Cách sơ cứu đúng cách của bà mẹ giúp bé trai giảm nguy cơ u:ốn ván và nhiễm trùng nên được các bác sĩ tại bệnh viện hết lời khen ngợi. Bác sĩ tại bệnh viện cũng cho biết trẻ 3 tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm, vì thế các bố mẹ không nên để con tự chơi một mình mà không có người lớn giám sát.

Trong trường hợp này, thật may mắn vì bà mẹ đã biết cách sơ cứu cho con, lực quay của quạt rất mạnh trong khi da tay, xương khớp của trẻ nhỏ vẫn còn non yếu. Nếu không may, cánh quạt có thể c:ắt đ:ứt nhiều thứ và gây nguy hiểm cho trẻ. Hiện nay, thời tiết đang rơi vào những ngày hè nóng bức nên khó tránh khỏi việc các gia đình sử dụng quạt hết công suất. Vì thế, cũng có một số lưu ý về cách sơ cứu nếu trẻ không may bị quạt chém vào tay chị em cần biết. 

Đầu tiên cân xác định mức độ nặng nhẹ của vết th:ương để đưa ra cách xử lý phù hợp. Nếu con chỉ bị trầy xước nhẹ thì không cần quá lo lắng, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vết thương và dỗ dành con để con không bị sợ hãi. Nếu vết thương sâu và nghiêm trọng hơn, mẹ cần tiến hành vệ sinh vết thương bằng cồn hoặc hydrogen peroxide, sau đó tiến hành cầm má.u và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

hình ảnh

Bên cạnh đó, chị em cũng cần hết sức chú ý và luôn đặt trẻ ở trong tầm mắt của mình, tuyệt đối không cho con chơi ở nơi không có ai giám sát. Trẻ nhỏ chưa có nhiều ý thức về sự nguy hiểm cũng như biết cách bảo vệ bản thân, trong nhà vẫn có nguy cơ xảy ra rất nhiều t:ai n:ạn nguy hiểm như điện giật, té từ trên cao, phỏng nước sôi, té vào cạnh bàn, ghế, ăn/uống nhầm các loại hóa chất,… cực nguy hiểm nên bố mẹ cần hết sức lưu ý. 

Với những đồ vật có thể gây thương tích cho trẻ như quạt, dao, kéo, các vật nhọn,… bố mẹ tốt nhất nên để xa tầm với của trẻ nhỏ. Riêng với các thiết bị như quạt, bố mẹ có thể gắn lưới bảo vệ, chọn các loại quạt an toàn, rút điện khi không sử dụng và giải thích cho con hiểu việc tự ý cho tay vào cánh quạt sẽ gây nhiều nguy h:iểm như thế nào nhé.

The WTT

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X