Con khóc rên rỉ lúc 4 giờ sáng có thể đang phát tín hiệu cầu cứu, mẹ hãy giúp con

Con hay thức khóc lúc 4 giờ sáng thì mẹ có thể kiểm tra xem con đang khó chịu ở đâu, có thể cơ thể con đang không được khỏe.

Bên cạnh việc khóc dạ đề thì con hay giật mình lúc 3, 4 giờ sáng, khóc tỉ tê, rên rỉ cũng khiến nhiều mẹ thấy sợ, nhất là những mẹ lần đầu chăm con nhỏ. Thông thường có 6 lý do khiến con khóc lúc 4 giờ sáng, là dấu hiệu con đang cầu cứu vì cơ thể không khỏe hoặc vấn đề tâm lý.

Bé bị đầy hơi khó chịu

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khi trẻ khóc ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đường ruột và dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị đầy hơi. Khi thấy con khóc lúc 4 giờ sáng, mẹ có thể kiểm tra xem con có bị đầy hơi, bụng phình to, nôn trớ, cáu gắt hay không.

Đồng thời mẹ nên lưu ý tư thế khi cho con bú, nhớ cho trẻ ợ hơi sau khi con bú xong, cần cho con bú đúng cữ, không để con bụng rỗng đói quá lâu sẽ dễ gặp vấn đề khi bú sữa sau đó.

Con đau bụng

Trẻ đột ngột quấy khóc trong khi ngủ, bụng hóp lại, co quắp chân, lạnh bàn tay, nắm chặt tay là những biểu hiện trẻ có thể bị đau bụng. Mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho con theo chiều kim đồng hồ, lưu ý tay phải ấm khi xoa bụng cho con.

Ngoài ra tư thế cho con nằm úp trên người ba hoặc mẹ cũng có tác dụng xoa dịu, giảm đau cho con. Nếu đã thử các cách mà con vẫn khóc và vẫn có biểu hiện đau bụng, mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay.

Ảnh: kellymom

Em bé ngủ bị ngột ngạt (chăn bông hoặc quấn tã)

Thời tiết trở lạnh, mẹ sợ con ốm nên khi đi ngủ đặc biệt cho mặc quần áo dài, còn quấn thêm khăn, đắp chăn ấm, đeo vớ tay vớ chân. Tuy nhiên vì quấn như thế nên đôi khi con bị bó chặt và ngạt.

Chưa kể khi con cử động trong lúc ngủ chăn có thể bị xô lệch dẫn đến nóng ngạt, lúc này con khóc chính là đang cầu cứu mẹ. Bên cạnh đó mẹ cũng nên kiểm tra tã bỉm của con, xem có bị siết chặt, thít vào da con gây khó chịu hay không.

Em bé muốn đi ị

Trẻ sơ sinh dạ dày chưa phát triển hoàn thiện, còn tương đối mỏng manh nên rất dễ bị táo bón, nhiều khi muốn ị thì bé vừa đau, vừa khó chịu, con thậm chí còn khóc, rên vì rặn đau. Trường hợp này nên xem lại sữa mẹ hoặc các loại thức ăn dặm của con để giúp con đi vệ sinh dễ hơn.

Ảnh: momlovesbest

Em bé trong giấc ngủ thoái trào

Em bé sẽ có giai đoạn thoái trào giấc ngủ nhất định khi 4 tháng, 8-10 tháng, 11-12 tháng, 18 tháng và 2 tuổi, và thời gian kéo dài là 1-4 tuần.

Trong giai đoạn này, dù con vẫn phát triển bình thường, không bệnh thì con vẫn sẽ thỉnh thoảng ọ ẹ vào ban đêm. Giai đoạn này phản ánh cơ thể con đang có sự phát triển nhất định, mẹ không cần lo lắng mà cần tập kiên nhẫn dỗ dành con.

Con gặp chuyện sợ hãi vào ban ngày

Thỉnh thoảng mẹ sẽ gặp tình trạng con giật mình, hét lên, khóc ré lên khi đang ngủ, đó là do con ban ngày gặp chuyện hoảng hốt, bị hù dọa hay đơn giản là cười giỡn quá mức trước khi đi ngủ. Tình trạng con khóc rên rỉ lúc 4 giờ sáng được cho là con vẫn ám ảnh cảm giác sợ hãi ban ngày dẫn đến giật mình trong khi ngủ. Mẹ nên bế con vào lòng, nhẹ nhàng xoa cho con, dỗ dành con để con thấy an toàn.

Tình trạng khóc ré vào 3, 4 giờ sáng của trẻ sơ sinh là bình thường. Khi nghe con khóc mẹ nên đến kiểm tra, đừng vì ham ngủ, lười hoặc nghĩ là chuyện bình thường, con khóc rồi tự nín mà không đến dỗ con, chẳng may có trường hợp đáng tiếc xảy ra có hối cũng không kịp. Trường hợp con cứ đúng 4 giờ lại khóc và kéo dài nhiều ngày mẹ tốt nhất nên đưa con đi bệnh viện kiểm tra.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X