Con lừ đừ không sốt nhưng mắc tay chân miệng, mẹ vội đưa đi khám thì bác sĩ nói: May còn kịp, không chuyển biến nặng

Mới đây, một người mẹ đã đưa con đến bệnh viện trong quá trình chăm sóc con mắc tay chân miệng. Dù có rất ít bằng chứng nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tế cùng với việc quan sát biểu hiện của con, người mẹ đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp cứu con tránh chuyển biến nặng trước khi quá muộn.

Dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp

Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 29.6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) có báo cáo về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và Covid-19 tại TP.HCM tuần 25 (từ ngày 19 đến 25.6)

Theo đó, trong tuần 25, TP.HCM ghi nhận 779 ca tay chân miệng, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước (360 ca). Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú tăng 1,8 lần và khám ngoại trú tăng 2,8 lần.

Trong tuần 25, hầu hết các quận huyện đều có số ca mắc tăng so với trung bình 4 tuần trước (21/22 quận huyện), trừ H.Cần Giờ có số ca mắc không thay đổi.

Con lừ đừ không sốt nhưng mắc tay chân miệng, mẹ vội đưa đi khám được bác sĩ khen hết lời: Giúp con tránh khỏi chuyển biến nặng - Ảnh 1

Tổng số ca bệnh tay chân miệng tại TP.HCM từ đầu năm 2023 đến tuần 25 là 3.736 ca, thấp hơn 47,7% so với cùng kỳ năm 2022 (7.144 ca).

HCDC tiếp tục tăng cường giám sát những hoạt động phòng, chống tay chân miệng tại cộng đồng, các trường học, trường mầm non công lập và tư thục và nhóm trẻ trên địa bàn…

Cũng theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thông tin trên Báo VnExpress cho biết mức độ khó lường của bệnh cho biết có hai nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong khi trẻ nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, tuần hoàn, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu nhẹ không nên chủ quan

Mới đây, theo thông tin từ Báo Phụ Nữ Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, chuyên khoa Nhi (từng làm tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố) đã hết lời khen gợi hành động của một người mẹ giúp con tránh được những biến chứng do tay chân miệng gây ra.

Theo đó, mẹ bệnh nhi 26 tháng tuổi có nhắn tin chia sẻ với bác sĩ rằng con mắc tay chân miệng nhưng không sốt, chỉ có một vài bóng nước ở chân. Tuy nhiên, mẹ bệnh nhi không rõ trong họng con có nốt hay không vì bé không hợp tác soi họng.

Con lừ đừ không sốt nhưng mắc tay chân miệng, mẹ vội đưa đi khám được bác sĩ khen hết lời: Giúp con tránh khỏi chuyển biến nặng - Ảnh 2

Quá trình chăm sóc con, mẹ bé không thấy con sốt nhưng thấy con lừ đừ hơn. Linh cảm của người mẹ mách bảo con không ổn, người mẹ đã đưa con vào bệnh viện gần nhà khám, phát hiện bé có thêm bóng nước ở trong họng, lòng bàn tay không có.

Trong quá trình theo dõi tại bệnh viện, bé lên cơn co giật, tím tái. Các bác sĩ kịp thời cấp cứu cho con, chống co giật, thở oxy và ngay lập tức chuyển con vào Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Theo mẹ bé, năm ngoái con từng bị mắc tay chân miệng độ 2. Năm nay, bé mắc nhẹ không sốt nhưng vẫn chuyển độ nặng.

Bác sĩ Sang chia sẻ: “Linh cảm của mẹ luôn là điều thiêng liêng nhất. Hãy tin vào linh cảm của mẹ. Hãy cẩn thận khi con bị tay chân miệng.”

Dấu hiệu mắc tay chân miệng như thế nào?

Theo thông tin từ Báo VnExpress, dấu hiệu nhận biết thường thấy khi trẻ khởi đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở xuất hiện trong miệng gây đau rát. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét, chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc; mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ; giật mình trên 2 lần trong 30 phút. Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân. Thở nhanh, thở bất thường như ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè. Run chi, người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Bệnh chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị. Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.

Phòng ngừa cho trẻ trong mùa cao điểm 2023

Theo Báo Tuổi Trẻ, trong mùa cao điểm, bảo vệ con thông qua việc phát hiện sớm và chăm sóc con tốt là điều cần thiết:

1. Đảm bảo diệt khuẩn cho trẻ

Trong mùa dịch, việc rửa và sát khuẩn tay thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại bỏ vi khuẩn và giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cha mẹ hãy hướng dẫn con trẻ rửa tay đúng cách bằng cách sử dụng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trong ít nhất 20 giây.

Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với động vật, hãy chuẩn bị sẵn nước rửa tay diệt khuẩn và nhắc nhở bé sử dụng thường xuyên.

Bên cạnh đó, đeo khẩu trang khi đi đến những không gian công cộng, như trường học, bệnh viện, siêu thị… cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ con trẻ trước sự lây lan của bệnh.

Ngoài ra, hãy nhớ hướng dẫn bé sử dụng (tháo, mở) khẩu trang đúng cách để tránh vô tình tiếp xúc với rủi ro sức khỏe.

Tập thói quen không đưa tay lên mũi, miệng, mắt, bởi vì đây là những khu vực dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn.

Ngoài ra, chuẩn bị khăn giấy riêng cho trẻ mang theo cũng phần nào hạn chế rủi ro lây nhiễm hoặc vô tình chạm phải các nguồn lây nhiễm.

2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng sức đề kháng

Chế độ ăn uống đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng là một cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. Hãy bao gồm nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của con trẻ.

Vitamin C và vitamin E cũng là các chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Con trẻ cần được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng như:

– Các loại rau xanh như cải ngọt, cải bó xôi, cải xoăn, rau muống, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, khoai tây, bí đỏ…

– Trái cây: cam, bưởi, dưa hấu, táo, lê, kiwi, dâu tây, việt quất, chanh leo…

– Thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá hồi, hạt chia, đậu nành, thịt heo…

3. Tích cực diệt khuẩn khu vực con trẻ sinh hoạt mỗi ngày

Để giảm thiểu sự lây lan của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần giữ không gian sống (sàn nhà, mặt bàn bếp, tay nắm cửa, mặt bàn…) luôn được sạch sẽ, khô ráo và khử khuẩn thường xuyên.

Phụ huynh nên để ý và lau chùi thường xuyên bộ sưu tập đồ chơi của con trẻ với dung dịch sát khuẩn. Trang phục, chăn mền, ba lô… hằng ngày của trẻ cũng cần được thay mới hoặc giặt với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn hằng tuần (hằng ngày đối với đồng phục).

Theo pnvgd

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X