Con sinh mổ không ngừng khóc, mẹ yêu cầu bệnh viện giải thích: “Siêu âm thai kỳ đều khỏe mạnh”

"Tất cả các đợt kiểm tra trong quá trình mang thai và thai nhi đều đủ tiêu chuẩn, khỏe mạnh. Tại sao sau khi sinh mổ con chúng tôi lại bị gãy xương đùi", người mẹ chia sẻ.

Cho đến giây phút này, chính chị Vương vẫn không thể tin được rằng trong suốt quá trình khám thai 9 tháng 10 ngày, đứa con trong bụng của chị đều khỏe mạnh nhưng sau khi ca mổ bắt thai diễn ra được 40 giờ thì cháu bé lại được chẩn đoán bị gãy xương đùi trái. Kết quả này đã khiến chị Vương quyết định khiếu nại ekip mổ với mong muốn tìm ra sự thật sau tai nạn đau lòng này.

Theo lời kể của chị Vương, lúc 22h đêm hôm đó, sau hàng loạt các bước kiểm tra thai kỳ, chị Vương được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật sinh mổ. “Ca mổ trong ngày diễn ra rất nhanh, khoảng 30 phút là kết thúc”, chị Vương cho biết.

Đứa con của chị Vương chào đời lúc 22h47, nhưng điều kỳ lạ là khác với những đứa trẻ cùng phòng, con của chị Vương khóc không ngừng từ khi sinh ra.

Thấy hiện tượng bất thường, chị Vương đã báo cáo với bác sĩ vào sáng ngày hôm sau. Bác sĩ đã tiến hành đo nhiệt độ của đứa trẻ nhưng kết quả cho thấy hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên thấy con vẫn không ngừng khóc, quá sốt ruột chị Vương yêu cầu bác sĩ xét nghiệm máu nhưng không được bệnh viện chấp nhận.

Đến khoảng 40 giờ sau sinh, gia đình phát hiện đùi trái của cháu bé sưng đỏ nặng, bác sĩ cho biết chưa từng gặp tình trạng này bao giờ, kết quả khám nghiệm sau đó cho thấy: “xương đùi trái của cháu bé bị gãy hoàn toàn”, chị Vương cho biết.

hình ảnh

Tình huống này khiến chị Vương vô cùng bức xúc, làm sao một người mẹ có thể dễ dàng chấp nhận được: “Đứa trẻ mới chỉ sinh ra 2 ngày thôi, làm sao có thể lại phải chịu đựng đau đớn như vậy được”.

Dù không thể chấp nhận được sự thật phũ phàng như vậy nhưng vẫn điều vẫn phải ưu tiên hàng đầu bây giờ là chữa trị vết thương cho đứa trẻ.

“Bác sĩ nói rằng đó là một vết thương bẩm sinh do quá trình mang thai gây ra, vì bệnh viện không có đủ khả năng chữa trị nên đã chuyển con tôi qua một bệnh viện khác để điều trị”, chị Vương cho hay.

Tuy nhiên, vì cháu bé còn quá nhỏ, trước mắt bệnh viện chỉ có thể điều trị bằng phương pháp treo chân trong thời gian này. “Với cách này, đứa con của tôi cần phải nằm im như vậy suố 24/24 giờ. Tiếng khóc vang cả bệnh viện. Phương pháp treo chân được áp dụng trong 14 ngày, nhưng trong vòng 13 ngày, bàn chân của con tôi bị cọ xát với nhiều vết phồng rộp đến mức không thể chịu đựng được nữa”. Chị Vương cho biết.

hình ảnh

“Tất cả các đợt kiểm tra trong quá trình mang thai và thai nhi đều đủ tiêu chuẩn, khỏe mạnh. Tại sao sau khi sinh con chúng tôi bị gãy xương đùi? Tại sao sau khi sinh ra, cháu bé có biểu hiện bất thường mà cháu bé không được kiểm tra toàn diện? Tại sao sau khi phát hiện, bệnh viện lại không chịu nhận trách nhiệm”. Người mẹ nói thêm.

Nghĩ lại lời giải thích của bệnh viện nơi mà con chị đã bị gãy xương đùi sau sinh mổ, chị Vương đã nhiều lần yêu cầu bệnh viện sao chụp, niêm phong hồ sơ bệnh án sau ngày 5/2 và lưu lại băng hình giám sát phòng mổ, tuy nhiên, bệnh viện từ chối mọi cách ngăn cản. Hiện tại vụ việc đang tiếp tục được tiến hành điều tra để đưa ra kết luận cuối cùng.

Trên thực tế, ngoài tình trạng như đứa trẻ bị gãy xương đùi sau khi sinh mổ trong bài viết trên, phương pháp sinh mổ còn có thể khiến trẻ gặp phải những rủi ro như sau:

– Trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc gây mê.

– Trong quá trình sinh mổ, bé có thể vô tình bị chạm thương.

– Bé có nguy cơ hít phải nước ối.

– Khi được sinh bằng phương pháp sinh mổ, trẻ cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, có nguy cơ về bệnh hen suyễn trong những năm tháng đầu đời của trẻ.

– Trẻ sinh mổ còn có thể gặp phải những vấn đề nhịp thở, chẳng hạn thở nhanh bất thường, tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài mà chỉ diễn ra khoảng vài ngày đầu sau sinh.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X