Công thức dinh dưỡng chuẩn cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi, mẹ nào cũng phải biết

Nếu trẻ suy dinh dưỡng từ bé thì lớn lên sẽ không đủ sức đề kháng.

Trẻ em có đặc điểm là một cơ thể đang lớn nhanh. Trẻ bình thường sau 6 tháng có cân nặng tăng gấp đôi, sau 12 tháng cân nặng tăng gấp ba, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao.

Trẻ được nuôi dưỡng tốt mới phát triển tốt và dự phòng được nhiều bệnh, nhất là các bệnh về thiếu, thừa dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn…

Nếu trẻ suy dinh dưỡng từ bé thì lớn lên sẽ không đủ sức đề kháng. Ảnh minh họa

Với trẻ bú mẹ thì số bữa ăn trong ngày phụ thuộc vào từng trẻ và lượng sữa của người mẹ, cho bú theo nhu cầu của trẻ. Với trẻ ăn nhân tạo cần đảm bảo số bữa như sau:

1. Số bữa ăn trong ngày

– Tuần thứ nhất: 10 bữa/ngày.

– Từ 2 tuần – 1 tháng: 8 bữa/ngày.

– Từ 2 tháng – 5 tháng: 6 bữa/ngày.

– Từ 6 tháng – 12 tháng: 5 bữa/ngày.

2. Lượng trung bình được chấp nhận trong mỗi bữa ăn

– Từ 1 – 2 tuần đầu: 55 – 80g (1g sữa mẹ ≈ 1ml sữa mẹ).

– Từ 3 tuần – 2 tháng: 110 – 140g.

– Từ 2 – 3 tháng: 140 – 170g.

– Từ 3 – 4 tháng: 170 – 195g.

– Từ 5 – 12 tháng: 195 – 200g.

3. Thức ăn của trẻ

Khi mẹ có sữa

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hoá và hấp thu, là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ.

Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau sinh gọi là sữa non. Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp dần thành sữa ổn định ở cuối tháng đầu tiên.

Trẻ được bú đủ sẽ cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng.

Khi mẹ không có sữa (nuôi nhân tạo)

Khi mẹ không có sữa hoặc quá ít sữa, bị những bệnh truyền nhiễm, hay bị ốm nặng mà không thể cho con bú được, buộc phải nuôi trẻ bằng các loại thức ăn khác. Người ta dùng phổ biến nhất là các công thức từ sữa bò.

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Ảnh minh họa

Ăn bổ sung (ăn sam)

– Sữa mẹ đáp ứng được hoàn toàn cho trẻ trong 6 tháng đầu. Từ tháng thứ 6 trở đi trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao, ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn thêm gọi là ăn bổ sung. Trẻ nuôi nhân tạo cũng cho ăn bổ sung như trẻ bú mẹ.

+ Từ 6 – 7 tháng: bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng. Nếu mẹ có điều kiện đủ sữa và thời gian thì nên cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

+ Từ 7 – 8 tháng: 1 bữa bột đặc.

+ Từ 8 – 9 tháng: 2 bữa bột đặc.

+ Từ 9 – 12 tháng: 3 bữa bột đặc.

– Bột loãng (tỷ lệ bột 5%):

Một bát con (200ml) bột loãng gồm:

+ Bột gạo 10g.

+ Lòng đỏ trứng gà 1/2 quả.

+ Dầu 2,5g.

+ Giá đỗ (hoặc thay thế bằng rau non) 2,5g.

+ Gia vị vừa đủ.

+ Nước vừa đủ 200ml.

– Bột đặc (tỷ lệ bột 10%):

Một bát con bột (200ml) gồm:

+ Bột gạo 20g.

+ Trứng gà 1 quả (hoặc 20g thịt).

+ Dầu 5g.

+ Giá đỗ (hoặc thay thế bằng rau non) 5g.

+ Gia vị vừa đủ.

+ Nước vừa đủ 200ml.

– Cách cho ăn bổ sung:

+ Cho ăn từ từ để bộ máy tiêu hoá của trẻ thích nghi dần.

+ Từ tháng thứ 6: lúc đầu cho ăn ít lòng đỏ trứng gà, sau tăng dần. Cho ăn thêm dầu hoặc mỡ, rau nghiền nhỏ; quả tươi như chuối, đu đủ, cam, xoài…

+ Từ tháng 7 – 8: cho thêm các thức ăn khác như thịt, cá, tôm, cua, đậu, lạc, vừng…

+ Từ tháng thứ 9: có thể cho ăn đầy đủ các thức ăn như của người lớn.

– Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

Ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm sữa các loại từ bò, dê, sữa tươi, sữa bột công thức, phomát, váng sữa và các loại nước quả hoặc quả tùy theo tháng tuổi.

4. Cách theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, thì theo dõi cân nặng/tuổi là biện pháp dễ thực hiện nhất cho các bà mẹ. Cách tính như sau:

– Trong 6 tháng đầu: mỗi tháng trẻ tăng trung bình 600-700g

– Trong 6 tháng sau: mỗi tháng tăng trung bình 400-500g.

Nếu trong 3 tháng liền mà trẻ không tăng cân thì có nguy cơ suy dinh dưỡng

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X