Cũng là đủ tháng, có khoảng cách lớn giữa thai 37 và 39 tuần, 14 ngày tạo nên khác biệt

Có sự khác biệt giữa em bé chào đời ở tuần thứ 37 của thai kỳ và em bé được sinh ra ở tuần thứ 39 của thai kỳ không?

Trên một diễn đàn các bà bầu, có những ý kiến khác nhau như sau:

“Tôi được 37 tuần rồi, trong y học thai 37 tuần có thể gọi là đủ tháng. Tôi quá nặng nề và không muốn đợi lâu nữa, tôi muốn sinh mổ.”

“Sau 37 tuần là đủ tháng, 37 tuần và 40 tuần đều đủ tháng, không có gì khác biệt.”

“Mẹ tôi lại bảo rằng một ngày trong bụng bằng cả tháng ở ngoài. Trong 3 tuần cuối thai kỳ, em bé sẽ phát triển rất nhanh.”

37 tuần có gọi là đủ ngày đủ tháng không?

Đúng vậy, trong y học, tuổi thai từ 37-42 tuần (tức là 37+0 cho đến 41+6) mới thực sự được gọi là “đủ tháng”. Bởi vì thai nhi ở giai đoạn này đã trưởng thành, các cơ quan khác nhau trong cơ thể về cơ bản đã phát triển đầy đủ, hoàn thiện.

Ở giai đoạn này của tuổi thai, khi khám sản khoa, bác sĩ cũng sẽ chú ý đến tình trạng thai nhi lọt vào khung xương chậu, một khi thai nhi đã lọt vào khung xương chậu thì sẽ đến ngày sinh nở không xa.

Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, trẻ sinh trước 37 tuần được xác định là trẻ sinh non. Thai đủ 37 tuần có ngoại hình bụ bẫm, khóc to sau sinh, khả năng ăn sữa mẹ khỏe, khả năng sống sót tốt.

Quay trở lại chủ đề ở đầu bài viết, thai đủ 37 tuần có thể sinh chủ động được không?

Chúng ta đều biết rằng khi tuổi thai tăng lên, thai nhi sẽ phát triển dần trong ngôi nhà nhỏ mà người mẹ trao tặng. Vì vậy tuổi thai là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Cũng là đủ tháng, 37 tuần và 39 tuần chênh lệch nhau bao nhiêu?

1. Cân nặng

Thai nhi 37 tuần nhỏ hơn thai nhi 39 tuần một chút, do hai tuần nằm trong bụng mẹ, thai nhi sẽ tiếp tục lớn lên và phát triển nên sẽ lớn hơn một chút.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

2. Sự phát triển

Các cơ quan của trẻ 39 tuần phát triển trưởng thành hơn so với trẻ 37 tuần. Chức năng các cơ quan cũng sẽ được hoàn thiện tốt hơn, đặc biệt là sự phát triển phổi của bé. Ngoài ra, khả năng mắc hội chứng suy hô hấp sẽ tăng lên rất nhiều đối với những bé sinh ở tuần thứ 37. Về mặt lý thuyết, phổi của bé ở tuần thai thứ 37 chưa phát triển hoàn thiện lắm, nếu được sinh ra ở tuần thai này, phổi thường sẽ khó tự thiết lập hô hấp hơn.

Phổi, gan và não của bé đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng quan trọng khác, và thêm hai tuần nữa trong bụng mẹ của bé sẽ cho phép não, phổi và gan phát triển hoàn thiện hơn.

3. Khả năng miễn dịch của cơ thể

Bởi vì trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 vẫn chưa phát triển đầy đủ, chức năng của các cơ quan khác nhau còn tương đối yếu, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 dễ bị khó ăn, khó nuốt và nhiễm trùng hơn so với trẻ sinh thường lúc 39 tuần. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 có nhiều khả năng mắc một số biến chứng hơn những đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 39, chẳng hạn như các vấn đề về ăn uống và kiểm soát nhiệt độ, đồng thời dễ bị nhiễm trùng hơn.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

4. Ít khả năng biến chứng

Phổi, não và gan của trẻ sơ sinh là những cơ quan phát triển cuối cùng, hai đến ba tuần cuối cùng của thai nhi đủ tháng trong cơ thể người mẹ cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng, giúp các cơ quan của trẻ phát triển tương đối hoàn thiện hơn. Trẻ chào đời sau 39 tuần ít gặp biến chứng hơn.

Nếu có một số yếu tố bắt buộc phải kết thúc thai kỳ khi thai được 37 tuần, cần chăm sóc bé thật tốt, quan sát xem có bất thường nào khác không, giữ ấm, tránh cảm lạnh.

Dù là thai 37 tuần hay 39 tuần thì mẹ cũng nên chú ý những điều sau:

Chế độ ăn uống hợp lý: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên ăn uống hợp lý, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, chú ý bổ sung đủ 3 bữa đạm chất lượng cao trong ngày. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, tránh ăn quá nhiều đường và thực phẩm giàu calo để tránh tình trạng thừa dinh dưỡng và thai nhi tăng cân quá mức.

-Tập thể dục hợp lý: Tập thể dục hợp lý trong ba tháng cuối của thai kỳ, chẳng hạn như đi bộ sau khi ăn, tập yoga khi mang thai, v.v., có thể giúp em bé vào chậu thuận lợi, có lợi cho việc sinh nở sau này.

– Tư thế ngủ đúng: Tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai là nằm nghiêng bên trái. Theo khoa học, tư thế nằm nghiêng trái của bà bầu có thể tránh được áp lực của t.ử cung lên thai nhi và giảm khả năng thai nhi bị thiếu oxy.

Theo dõi nhịp tim thai nhi: Thai nhi bị ngạt do thiếu oxy càng dễ xảy ra ở giai đoạn sau. Vì vậy, khi khám thai, mẹ bầu cần chú ý đếm cử động thai máy và nghe nhịp tim thai.

Nghỉ ngơi, thư giãn: Càng gần ngày dự sinh, một số mẹ bầu càng hồi hộp, lo sợ hết thứ này đến thứ khác. Mẹ nên ăn, uống và chờ đợi để gặp em bé với một tâm trí bình yên, có lợi cho quá trình sinh nở hơn là lo lắng viển vông.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/cung-la-du-thang-co-khoang-cach-lon-giua-thai-37-va-39-tuan-14-ngay-tao-nen-khac-biet

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623