Đang truyền nước, bé gái bất ngờ không qua khỏi tại trung tâm y tế huyện: Là con 1, gia đình khó khăn

Sau khi xảy ra sự việc, rất đông người thân của bệnh nhi đã tập trung tại trung tâm y tế, yêu cầu cơ sở này giải thích, làm rõ nguyên nhân.

13 năm nuôi con ròng rã, con lại là con gái một, chắc hẳn không có bậc cha mẹ nào lại mong muốn cảnh đầu bạc tiễn đưa người tóc xanh. Mấy ngày nay xem đoạn clip mẹ của bé gái khóc ngất khi nghe tin con mà đau lòng quá các mẹ ạ. Sự việc xảy ra khi năm mới chỉ mới bước qua vài ngày, mong rằng gia đình sẽ có được câu trả lời thõa đáng sau mất mát quá lớn.

Em đọc trên Vietnamnet thì ngày 3/1 vừ qua, khi đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nữ sinh lớp 7 cháu N.M.P (13 tuổi) bất ngờ lên cơn co giật rồi đột ngột không qua khỏi. Thông tin ban đầu, ngày 2/1, bé gái bị nôn mửa, ho nên được người nhà đưa xuống Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn để thăm khám. Tại đây, em được xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, sau đó các bác sĩ cho toa về nhà uống.

hình ảnh

Người thân của bé gái tập trung tại Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn để yêu cầu đơn vị này giải thích nguyên nhân (Ảnh Vietnamnet)

Đến khoảng 2h sáng nay 3/1, bé gái xuất hiện triệu chứng ho nhiều nên gia đình đã thuê xe đưa đến trung tâm y tế. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu, truyền nước cho bệnh nhi này. Khoảng 15 phút sau, nữ sinh bị co giật và chuyện đáng tiếc đã xảy ra. Sau khi xảy ra sự việc, rất đông người thân của bệnh nhi đã tập trung tại trung tâm y tế, yêu cầu cơ sở này giải thích, làm rõ nguyên nhân. Người mẹ gần như gục ngã bởi nỗi đau quá lớn.

hình ảnh

Nỗi đau xé lòng người ở lại (Ảnh VTC)

Còn theo NLĐ, đại diện Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn, cho biết, khoảng 5h ngày 3/1, cơ sở tiếp nhận bệnh nhi 13 trong tình trạng rất mệt, đau đầu và nôn ra m.áu. Vì bệnh nhân có tình trạng mệt, nôn nên được chỉ định truyền dịch. Sau 20 phút, bất ngờ bệnh nhân lên cơn co giật, sủi bọt mép, sau đó ngừng thở, ngừng tuần hoàn. Thời gian chuyển biến xấu diễn ra quá nhanh. Bệnh nhân vừa vào, đang chờ chụp CT và mới truyền được khoảng 10ml dịch thì đã xảy ra chuyện.  Em P. là con một, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

hình ảnh

Ảnh NLĐ

Đọc nhiều bình luận của các mẹ thì em thấy chung quy hay đổi lỗi cho việc truyền nước. Những thông tin này cũng khiến các bà mẹ có con nhỏ không biết điều này là tốt hay không tốt. Theo Mayoclinic, truyền dịch qua tĩnh mạch là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng mất nước. Nó liên quan đến việc tiêm chất lỏng trực tiếp vào tĩnh mạch. Mặc dù truyền nước an toàn khi được cung cấp bởi một cơ sở đáng tin cậy với đội ngũ y tế được đào tạo bài bản, nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nó nếu không được thực hiện đúng cách. Một nguy cơ là nhiễm trùng. Chất lỏng được sử dụng trong liệu pháp có thể đưa vi khuẩn vào má.u. Điều này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết. Một nguy cơ tiềm ẩn khác là cục má.u đông. Chất lỏng được sử dụng trong liệu pháp này có thể khiến cục m.áu đông hình thành trong tĩnh mạch. Những cụ.c này có thể di chuyển đến phổi và gây ra tình trạng nghiêm trọng gọi là tắc mạch phổi.

hình ảnh

Ảnh MXH

Liệu pháp cũng có thể gây ra vấn đề với thận. Chất lỏng được sử dụng trong liệu pháp truyền tĩnh mạch có thể làm thận bị quá tải và khiến thận bị suy. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro này, liệu pháp truyền dịch qua tĩnh mạch nói chung là cách an toàn và hiệu quả để điều trị tình trạng mất nước. Đó thường là cách tốt nhất để nhanh chóng bổ sung chất lỏng và chất dinh dưỡng bị mất.  Những trường hợp dưới đây cần được cân nhắc và báo với bác sĩ nếu có dự định truyền dịch:

– Bệnh tim

– Béo phì

– Thai kỳ

– Bệnh ung thư

– Suy tĩnh mạch

Theo báo Nghệ An, trong tối 3/1/2024, theo yêu cầu của gia đình, các cơ quan chức năng đã tiến hành giám định pháp y cho cháu bé. Sáng nay, gia đình đã đưa cháu về nhà; dự kiến sẽ an táng trong chiều nay (4/1). Trên cơ sở kết quả giám định, kết quả đánh giá của hội đồng chuyên môn cũng như kết quả rà soát của các bác sĩ mà Sở Y tế cử lên, Hội đồng chuyên môn của ngành Y tế sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến việc cháu bé không qua khỏi. Tiếp đó sẽ thông báo nguyên nhân chính xác để người nhà bệnh nhân được biết.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/dang-truyen-nuoc-be-gai-bat-ngo-khong-qua-khoi-tai-trung-tam-y-te-huyen-la-con-1-gia-dinh-kho-khan

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X