Đau quá, thai 38 tuần mà không giữ được chỉ vì chủ quan, em là người mẹ tồi nhất trên đời

Chuyện đau buồn này nhẽ ra chẳng có gì đáng để nhắc lại thế nhưng em nghĩ rằng, mình nên chia sẻ câu chuyện của để các chị biết và mong rằng, đừng ai chủ quan với bất kỳ hiện tượng lạ nào của cơ thể khi mang bầu mà đến một ngày phải ngồi viết những dòng sám hối này như em.

Đó là lần mang thai thứ 2 của em. Em còn nhớ nguyên cái cảm xúc khi biết mình mang thai lần thứ hai chỉ sau đúng 1 năm con đầu chào đời. Em lo lắng, sợ hãi và bất an vô cùng vì nghĩ hai lần mang thai liền nhau như thế này sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. May mắn là hai mẹ con em đã đi cùng nhau an toàn cho đến tuần thứ 38 của thai kỳ…

Buổi sáng hôm ấy, em thấy ra vài giọt máu báo. Rút kinh nghiệm từ lần đẻ đầu tiên, em không vội vàng đến bệnh viện ngay mà đi tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị đến bệnh viện sinh con. Trong lúc vệ sinh cơ thể mình, em thấy ra dịch màu nâu và hơi xanh xanh. Em nghĩ đó là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường của một bà mẹ sắp sinh nên chẳng nghĩ ngợi gì nhiều.

Sau đó em chuẩn bị đồ đạc rồi gọi chồng về đưa ra bệnh viện. Vừa đến cổng bệnh viện thì những cơn đau dồn dập kéo đến khiến em cảm giác như muốn ngất xỉu ngay lập tức. Một điều lạ lùng là em không cảm nhận được những cú đạp của con. Các bác sĩ trấn an em rằng: Có lẽ vì những cơn đau đẻ quá khủng khiếp khiến em không cảm nhận được con đang đạp. Nhưng em cảm thấy có một sự gì đó không bình thường trong lần sinh đẻ này.

Khi chị y tá lấy mẫu nước tiểu của em đi xét nghiệm. Chị ấy thấy có dịch màu xanh lẫn trong đó và nói: “Đây là phân su, có nghĩa là em bé trong bụng đang gặp khó khăn”.

Nghe xong câu nói đó thì em thực sự lo lắng. Và sự lo lắng lên đến đỉnh điểm khi y tá thông báo rằng, cô ấy không nghe thấy tim thai.

Ngay lập tức, các bác sĩ gọi chồng em ra gặp riêng. Em chỉ nghe được là họ yêu cầu chồng em ký vào một tờ giấy gì đó. Rồi các bác sĩ gây mê và tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp cho em. Phải rất lâu sau đó, bác sĩ mới đến nói với em rằng: Vì sức khỏe con yếu nên các bác sĩ phải chăm sóc con trong lồng kính. Em thở phào nhẹ nhõm và mong mọi điều bình yên sẽ đến với con mình.

Ngày thứ 2, rồi đến ngày thứ 3, em chỉ mong mình hồi phục thật nhanh để đến thăm con, ôm con vào lòng. Nhưng cuối cùng, ước mơ nhỏ nhoi ấy của em mãi mãi không được thực hiện. Con gái của em đã ngưng thở ngay từ khi chưa chào đời.

Đau quá các chị ạ.

Thai 38 tuần đã mổ đẻ được chưa?

Các bác sĩ giải thích rằng: Em bé đã thải phân su trong bụng mẹ khiến nước ối có màu đen ngả xanh. Nếu nước ối của mẹ có màu hơi ngả xanh, có thể phân su vừa mới được thải ra từ cơ thể bé. Nếu nước ối có màu ngả nâu, vàng, chứng tỏ phân su được thải ra từ khoảng thời gian rất lâu trước đó. Trường hợp của em là thứ hai.

Do em bé đã thải phân su từ rất lâu trước đó khiến nước ối đi vào phổi của con, y học gọi đây là hội chứng hít nước ối phân su. Con em ra đi mãi mãi cũng chỉ vì lý do đó.

Bây giờ, khi đã bình tâm trở lại, em muốn kể lại câu chuyện này như một lời cảnh báo đến tất cả các bà mẹ: Vào những tháng cuối hay bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, khi thấy dấu hiệu nào bất thường từ cơ thể, hãy ngay lập tức đến bệnh viện gặp bác sĩ để nhanh chóng được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Mẹ chỉ chậm 5 phút thôi cũng có thể khiến con đối mặt với những nguy hiểm khó lường. Đừng chị nào chủ quan mà phải gánh chịu những mất mát quá lớn như em.

Các biểu hiện viêm phổi hít phân su

– Trẻ sinh ra thường có tầm vóc to, người phủ đầy phân su, miệng hầu đầy nước ối phân su.

– Biểu hiện suy hô hấp: Thở nhanh, thở khó, rên rỉ, tím tái, ngưng thở… Nhịp tim chậm, giảm trương lực cơ. Trẻ có thể ngạt nặng, chết lâm sàng.

– Chụp X-quang phổi thấy: Các hạt đậm bờ không rõ tập trung nhiều quanh rốn phổi, ứ khí ở phổi, xẹp phổi và khí thũng rải rác. Một số trường hợp có tràn khí màng phổi.

– Xét nghiệm: Giảm ôxy, tăng CO2 máu, toan hóa máu.

– Những trẻ hít ối phân su được cứu sống mà phải thở ôxy dài ngày có nguy cơ bị bệnh phổi mạn, tăng nhạy cảm đường thở (dễ phát triển bệnh hen suyễn, viêm phổi) chậm phát triển tâm thần, điếc.

– Những thai kỳ có nguy cơ cao như: chậm tăng trưởng trong tử cung, thai già tháng, mẹ tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh tim phổi mạn… cần được theo dõi kỹ trong thai kỳ và trong khi sinh.

– Tuy hít ối phân su ở trẻ sơ sinh là tai biến đáng sợ cho các ông bố, bà mẹ nhưng phần lớn các trường hợp là không nghiêm trọng. Việc theo dõi cẩn thận và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế tình trạng nặng cũng như những di chứng về sau.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/dau-qua-thai-38-tuan-ma-khong-giu-duoc-chi-vi-chu-quan-em-la-nguoi-me-toi-nhat-tren-doi-2540436

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X