Dù mất thêm 3 triệu khi đi đẻ cũng phải ‘bằng mọi giá’ lấy 2 giọt máu gót chân để cứu đời con, núi vàng chồng chất

Em sinh cách nay 2 năm và lúc sinh, do mổ đau chối chết nên mọi chuyện chồng lo hết. Thành ra con được ẵm đi tiêm gì, làm xét nghiệm gì thì có lẽ chồng còn rành hơn cả em.

Hôm qua lên thăm nhỏ em sinh ở Từ Dũ, nó khoe:

– Con em vừa lấy máu gót chân xong. Chồng nói, người ta chích vô nó khóc ré lên một tiếng rồi cười mỉm chi, gan ghê hông chị?

– Ủa, mà mày lấy máu gót chân nó làm gì? Tao hồi giờ có nghe đâu?

– Ơ, lũ bạn em nó toàn làm vậy đó chị. Giờ người ta lấy máu gót chân để tầm soát bệnh hiểm nghèo á.

– Ủa, vậy hả? Sao tao không biết, mà hồi con tao không biết có ai lấy máu gót chân nó không mà không thấy nói năng gì hết!

Một giọt máu gót chân cứu cả cuộc đời của đứa trẻ

Nói vậy chứ cũng thấy mình gà thật! Làm mẹ rồi mà chẳng biết tí gì về chuyện lấy máu gót chân con. Ức lắm nên em cứ phải tìm hiểu coi thật hư thế nào. Còn lại số bác sĩ cũ, em gọi hỏi thì biết thế này:

Thứ nhất: Chỉ cần vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh là các mẹ có thể phát hiện kịp thời những bệnh lý nguy hiểm sau này của trẻ.

Thứ hai: Nhiều trẻ nhỏ có nguy cơ tử vong, chậm phát triển thần kinh hay thể chất, tránh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội cũng vì mắc phải những bệnh trầm kha, hiểm nghèo trong khi đó nếu được phát hiện sớm thì đã biết cách can thiệp kịp thời ngay từ bé.

Thứ ba: Nếu bé có bệnh, việc điều trị sớm từ nhỏ sẽ giảm đau đớn rất nhiều cho bé, đồng thời còn giảm chi phí rất nhiều cho những đợt trị liệu sau này.

Chỉ riêng hai lý do này thôi đủ thấy việc lấy máu gót chân bé sơ sinh quan trọng thế nào rồi các mẹ ạ! Em đọc xong, lật đật hỏi chồng ngay coi hồi trước lúc em còn nằm bẹp trên giường ổng có nghe bác sĩ lấy máu gót chân xét nghiệm cho con chưa. Phùuu! Hú hồn, may ổng trả lời “Lấy rồi, không phải nhắc. Không có bệnh!”.

Trở lại chuyện lấy máu gót chân, các mẹ nếu có chút hiểu biết y khoa chắc biết phần lớn các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể mỗi người đều phải chờ đến khi đứa bé lớn thì bệnh mới phát hoặc có dấu hiệu. Nhưng để đợi đến lúc đó thì mọi chuyện đã rất khó khắc phục.

Đối với các bệnh hiểm nghèo, việc điều trị lại vô cùng tốn kém. Thậm chí có nhiều gia đình tán gia bại sản để chạy chữa cho con mà cũng không được gì, cuối cùng thì con cũng mất, bố mẹ không chốn trú ngụ. Bởi vậy, việc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh quan trọng lắm. Lấy một chút máu ở gót chân sẽ không gây ảnh hưởng đến trẻ mà còn bảo vệ con suốt cuộc đời.

Kết quả hình ảnh cho lấy máu gót chân

Quá trình lấy máu gót chân trẻ sau sinh diễn ra thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được 500 rối loạn chuyển hóa liên quan đến nội tiết và di truyền. Sau sinh đủ 48 tiếng, tức từ 2-7 ngày là thời điểm lý tưởng nhất để xét nghiệm sàng lọc. Nếu bé sinh non, nhẹ cân thì lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.

Khi tiến hành lấy máu, bé sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân và giấy thấm, để khô sau đó mẫu máu sẽ được gửi tới trung tâm tiến hành xét nghiệm. Sau 24 -72 giờ sẽ có kết quả. Nếu bé mắc bệnh, bé sẽ được tư vấn hướng điều trị để phục hồi sớm.

Ở Việt Nam, bệnh viện nào có lấy máu gót chân sơ sinh?

Hiện nay, dịch vụ lấy máu gót chân sơ sinh đã phổ biến và hầu như những bệnh viện Phụ sản lớn đều có. Các mẹ sinh con ở Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Phụ Sản Trung Ương, Phụ Sản Hà Nội, Việt Pháp, Bạch Mai… thì có thể chủ động hỏi về vấn đề này.

Lấy máu gót chân sơ sinh có tính tiền không và bao nhiêu tiền cho một lần lấy máu?

Giá dịch vụ hiện nay cho mỗi lần lấy máu là khoảng hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên có thể mỗi bệnh viện mỗi khác nên mẹ chủ động hỏi trước nha!

Các xét nghiệm bệnh lý nan y nào được tiến hành xét nghiệm khi lấy máu gót chân?

Hiện nay tại Việt Nam, các bệnh viện Phụ Sản lớn thường thực hiện sàng lọc 3 bệnh lý hiếm, nguy hiểm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ sau này:

– Bệnh suy giáp bẩm sinh: Bệnh này khiến cơ thể trẻ không thể tự sản xuất hoặc sản xuất không đủ hormone tuyến giáp. Trong khi đó hormone tuyến giáp lại vô cùng cần thiết cho sự phát triển sự phát triển của bộ não cũng như thể chất của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành.

– Bệnh thiếu men G6PD: Nếu bị thiếu men G6PD thường không đủ glucose -6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Khi đó, hồng cầu sẽ dễ bị vỡ, dẫn đến tán huyết, thiếu máu nghiêm trọng. Ngoài ra, các bé thiếu men G6PD thường tế bào gan cũng hoạt động kém, dễ bị vàng mắt, vàng da.

– Tăng tuyến thượng thận: Bệnh này hiếm gặp và rất nguy hiểm. Nó do tình trạng rối loạn tổng hợp hormone tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh dẫn đến mất muối gây tử vong và rối loạn hoặc mơ hồ về giới tính. Được phát hiện sớm bệnh này, bé gái sẽ có cơ hội giảm thiểu tình trạng nam hóa cơ quan sinh dục ngoài, gây nhầm lẫn giới tính, giảm rối loạn tâm lý và khả năng tạo hình cơ quan sinh dục của bé gái khi trưởng thành.

Vì sao trẻ cần được lấy máu gót chân sau sinh? Mẹ biết điều này con hiếm  khi ốm vặt

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả trong một lần xét nghiệm máu gót chân sơ sinh. Ở một vài trung tâm còn tiến hành cả sàng lọc sơ sinh cao cấp để phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng hơn liên quan đến rối loạn axit béo, axit hữu cơ, rối loạn chuyển hóa axit amin…

Nói chung á các mẹ, em thấy với nhiêu đây lợi ích thì có tốn thêm 3 triệu nữa đi sinh đẻ cũng không có xi nhê gì đâu ạ.

Nguồn: https://laodong.vn/archived/mot-giot-mau-got-chan-cuu-ca-cuoc-doi-cua-dua-tre-706988.ldo

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623