Giải đáp 8 điều thắc mắc đầy ‘nan giải’ trong thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng nóng lòng muốn biết

Giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi. Xung quanh các vấn đề thai kỳ có 8 câu hỏi mà hầu hết những mẹ mang thai đều muốn biết. Tất cả sẽ có lời giải đáp trong bài viết này.

Lần đầu mang thai, mọi thứ đều trở nên rất mới mẻ. Niềm hạnh phúc, nỗi sợ hãi, lo lắng luôn hiện hữu. Bên cạnh đó, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều triệu chứng thai kỳ khác nhau. Hẳn nhiên, lần đầu làm mẹ, mẹ sẽ ngỡ ngàng và có hàng tá câu hỏi về những gì xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi.

Dưới đây là 8 thắc mắc nan giải mà hầu hết những người mang thai đều muốn biết. Việc biết được câu trả lời sẽ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình mang thai được tốt nhất.

1. Tử cung của mẹ có đủ rộng đế em bé lớn lên?

Hình ảnh có liên quan

Tử cung là môi trường thai nhi sống và lớn lên. Khi bắt đầu có em bé, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Tử cung phát triển lớn dần theo sự phát triển của thai nhi cho đến khi sinh con. Trong quá trình phát triển, tử cung có thể gây chèn ép các bộ phận khác, gây khó chịu.

Thế nhưng, mẹ đừng quá lo lắng, các cơ quan trong dạ dày vẫn hoạt động bình thường và đảm bảo nuôi dưỡng thai tốt nhất cho đến 9 tháng 10 ngày nhé!

2. Em bé sinh ra bằng đường âm đạo như thế nào?

Kết quả hình ảnh cho sinh thường

Xương chậu mở rộng, cổ tử cung và âm đạo giãn nở để thai nhi ra ngoài qua ngả âm đạo mẹ. Thai nhi quay đầu đúng tư thế là điều kiện thuận lợi nhất cho những ca sinh thường qua đường âm đạo. Nếu chọn phương pháp sinh tự nhiên này đòi hỏi mẹ có được sự kiên nhẫn và sức chịu đựng.

3. Liệu có phải ai bầu bì cũng tăng cân vùn vụt?

Kết quả hình ảnh cho bầu tăng cân nhiều

Không phải tất cả bà mẹ mang thai đều bị thừa cân. Trong thai kỳ, mẹ chỉ cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển. Trong chế độ ăn uống cần đáp ứng đủ 5 nhóm chất và kiểm soát năng lượng nạp vào.

Đó là những điều kiện lý tưởng để mẹ không tăng cân quá mức nhưng vẫn đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ là 10 – 12kg trong suốt 40 tuần thai kỳ.

4. Không có cách nào kiểm soát được viêm đường tiết niệu?

Kết quả hình ảnh cho đi tiểu nhiều khi bầu

Nếu nói trong thời gian mang thai, không kiểm soát được tình trạng viêm đường tiết niệu là không đúng. Khi tử cung mở rộng gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu thường xuyên từ suốt thai kỳ cho đến khi sinh, nhưng mẹ yên tâm, vẫn có thể kiểm soát được sự bài tiết này.

Để tránh viêm nhiễm, mẹ nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và giữ quần trong luôn sạch sẽ, khô thoáng nhằm hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

5. Quan hệ trong khi mang thai là bình thường?

Kết quả hình ảnh cho quan hệ khi mang thai

Nếu thể trạng mẹ đủ tốt và tránh các động tác quá mạnh thì việc quan hệ trong thời gian mang thai cho đến khi sinh vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mẹ bầu cần kiêng “chuyện yêu” như: tiền sử sẩy thai, sinh non, khó có thai, sinh non, cổ tử cung yếu, mang song thai, đa thai…

6. Sau khi quan hệ, tại sao lại có dịch tiết âm đạo?

Khi mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố khiến dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn sau khi quan hệ. Âm đạo có thể khô khi bắt đầu “lâm trận”, nhưng dịch nhờn âm đạo sẽ bắt đầu tiết ra nhiều giữa cuộc như một chất bôi trơn để quá trình giao hợp diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, hiện tượng khô âm đạo cũng xảy ra trong thời gian cho con bú.

7. Hiện tượng đầy hơi khi mang thai là bình thường?

Hình ảnh có liên quan

Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu, hiện tượng chướng bụng đầy hơi thường xuyên xảy ra khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đây là hiện tượng khá bình thường do sự gia tăng đột ngột của các kích thích tố khiến dạ dạy hoạt động nhiều hơn và gây ra cảm giác đầy hơi khó chịu.

8. Phụ nữ có thai nên phòng chứng táo bón thế nào?

Kết quả hình ảnh cho táo bón khi mang thai

Táo bón là một trong các triệu chứng thai kỳ thường gặp. Để phòng tránh tình trạng này, mẹ nên tăng cường chất xơ có trong rau quả, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép. Mẹ nên đi vệ sinh khi có nhu cầu. Khi bị táo bón, mẹ lưu ý không nên dùng thuốc để trị bởi có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X