Hà Giang: Giải mã chuyện người đàn ông là cha đẻ nhưng không phải bố ruột

Sinh con ra nhưng con không phải là con của mình, nhưng lại là con mình. Vấn đề nghe xoắn não đúng không các mẹ? Em tưởng thế giới mới có vài trường hợp hiếm hoi, ai dè ngay trong nước cũng có.

Em đọc trên VTC News thì có một người đàn ông ở Hà Giang có một cậu con trai nhưng xét nghiệm ADN lại cho thấy anh không phải bố ruột, sự thật đằng sau khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Năm 2012, vợ chồng anh Nguyễn Viết Hưng và chị Nguyễn Thị Lam (1982, qHà Giang) kết hôn. Cả hai có một cậu con trai sau 5 năm hiếm muộn. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ càng lớn lại càng không có nét giống bố. Anh Hưng lấy mẫu tóc của mình và con xuống Hà Nội xét nghiệm ADN. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ bố  – con. Mang tờ xét nghiệm về, anh tra khảo vợ ngày đêm, mặc cho chị Lam khóc lóc, thề thốt chung thủy. Không khí trong gia đình nặng nề, căng thẳng bởi những lời đay nghiến của chồng.

hình ảnh

Ảnh VTC

Vợ kiên quyết nói không phản bội, nhớ lại thời gian hai người bên nhau vợ cũng không có biểu hiện lạ, anh Hưng một lần nữa đi xét nghiệm ADN. Lần này, anh mang tới trung tâm nghiên cứu ADN khác với mẫu tóc, tế bào niêm mạc miệng của mình, vợ và con trai. Kết quả, hai mẹ con có quan hệ huyết thống, còn mẫu của người bố thì không thể phân tích. Mẫu của anh Hưng cho ra kết quả khác nhau, thậm chí cùng mẫu tóc mà kết quả không giống nhau trong mỗi lần xét nghiệm.

Các giám định viên tiếp tục nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận để tìm phương án. Họ yêu cầu gia đình cung cấp mẫu lại lần nữa. Lần này mẫu của người bố là má.u và tinh trùng. Mẫu được đưa tới hai trung tâm nghiên cứu di truyền khác nhau để xét nghiệm độc lập và so sánh, từ đó đưa ra kết luận chắc chắn. Trước khi xét nghiệm, họ nghi ngờ anh Hưng có thể là sản phẩm của hiện tượng Chimerism (tên gọi khác chimera). Chimerism xảy ra khi hai trứng thụ tinh (tức hai phôi), có cấu trúc di truyền khác nhau, do ngẫu nhiên hai phôi này kết hợp làm một trong thời kỳ đầu thai kỳ. Sau khi có kết quả, các giám định viên thêm cơ sở để khẳng định trường hợp trên đúng là Chimerism.

Điều này có nghĩa là, trong quá trình mang thai, mẹ của anh Hưng có thể có hai phôi thai cùng lúc, tức là song sinh. Theo quy luật bình thường bà sẽ sinh ra hai người con, cấu trúc di truyền khác nhau. Tuy nhiên do ngẫu nhiên, hai hợp tử này lại kết hợp làm một trong giai đoạn đầu thai kỳ. Anh Hưng được sinh ra có hai cấu trúc di truyền khác nhau (tức là 2 bộ gene khác nhau) trên cùng một cơ thể. Khi anh Hưng có con, người con không hưởng gene của anh. Đó là lý do khi lấy các mẫu xét nghiệm ở các mô khác nhau trên cơ thể anh và con trai lại cho ra kết quả khác, dù anh và con được xác định có quan hệ huyết thống theo dòng nội.

hình ảnh

Ảnh VNE

Em từng đọc một trường hợp tương tự trên thế giới, và quan hệ cha con khi xét nghiệm ADN gần gũi ở mức chú bác – cháu. Tức là người con không thừa hưởng gen của bố mà mang gen của người chú hoặc bác “lặn” trong bố. Hiện tượng Chimerism ở người ít gặp, nó chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong một tình huống. Để xác định được Chimerism rất khó khăn.  Trên thế giới, Chimerism từng được các nhà khoa học công bố. Bà Karen Keegan, 52 tuổi, ở Boston, Mỹ cũng phát hiện Chimerism trong một lần xét nghiệm bà và ba người con xem ai có thể hiến thận cho bà để ghép. Kết quả, hai trong ba người con không phải con đẻ của bà. Sau hàng loạt xét nghiệm, các giám định kết luận bà gặp hiện tượng Chimerism.

Năm 2015, một cặp vợ chồng ở Washington đã đến gặp Barry Starr, một nhà gene học tại Đại học Stanford, để tìm sự trợ giúp cho việc hình như có nhầm lẫn trong quá trình chữa vô sinh. Tháng 6/2014, cặp vợ chồng này có một cậu con trai nhờ quá trình hỗ trợ sinh sản. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ thay, có nhóm máu không phù hợp với cả cha lẫn mẹ. Một xét nghiệm cha con đơn giản tại nhà đã đưa ra lý giải: người đàn ông không phải là cha đẻ của đứa bé.

hình ảnh

Hiện tượng Chimerism ở người còn thể hiện ở 2 nửa cơ thể sự khác nhau về màu mắt…

Cặp vợ chồng đã thuê luật sư và gửi mẫu đến xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hơn. Nhưng, cũng giống như khi xét nghiệm tại nhà, các phân tích (sử dụng mẫu niêm mạc trong miệng) vẫn cho ra kết quả cha con là âm tính.

Lo ngại bệnh viện hỗ trợ sinh sản đã có nhầm lẫn, cặp vợ chồng này đã gửi kết quả xét nghiệm huyết thống đến, yêu cầu giải thích. Nhưng phía bệnh viện khẳng định người chồng 34 tuổi này là người duy nhất hiến “nòng nọc” tại bệnh viện trong ngày con trai họ được thụ thai. Khi đó, cặp vợ chồng đã tìm đến với chuyên gia, người đã đề nghị họ thực hiện xét nghiệm huyết thống trực hệ. Kết quả các xét nghiệm này được gửi tới vào năm ngoái: Người đàn ông và đứa trẻ chỉ có quan hệ chú – cháu. Gene lấy từ tế bào má của anh hoàn toàn khác với gene trong “nòng nọc”.  Lúc đó, chuyên gia nhận ra rằng người đàn ông này có thể là sản phẩm của hiện tượng Chimerism.

hình ảnh

… hay màu da

Một trường hợp khác là chị Lydia Fairchild, 26 tuổi, ở Washington, Mỹ viết đơn xin trợ cấp hàng tháng cho các con nhưng không được chấp nhận. Lý do, xét nghiệm ADN nêu rõ những đứa trẻ không phải của cô. Mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi Lydia được xác định là trường hợp Chimerism.

Thuật ngữ Chimera hay Chimerism thường gắn liền với thần thoại Hy Lạp. Nó gợi nhớ đến một con quái vật có đầu dê và sư tử. Thay vì đuôi, nó có một con rắn nhô ra. Có một thuật ngữ di truyền được tạo ra từ con thú hỗn hợp này. Ở người, hiện tượng Chimerism là người có tế bào từ hai nguồn khác nhau.

Chimerism ở người có thể xảy ra khi người mẹ mang thai đôi. Nếu một phôi chếc đi, phôi còn lại có thể hấp thụ các tế bào của người song sinh đã chết của nó. Thông thường, con người ai cũng có các tế bào chỉ có DNA, đó là hiểu biết cơ bản về di truyền. Cơ thể có nhiều loại tế bào, nhưng tất cả các tế bào đều chứa loại DNA chính xác của mỗi người. Nhưng với hiện tượng Chimerism, sự hiểu biết cơ bản này đã lỗi thời. Một chimera sẽ có hai bộ tế bào với hai loại DNA riêng biệt.

Các mô sẽ trở nên khảm khác nhau tùy theo từng trường hợp. Nó sẽ phụ thuộc vào cách các tế bào di chuyển, tế bào nào đi qua nhau thai và nơi chúng định cư. Một trong những loại kết quả phổ biến hơn là hiện tượng chimerism máu. Các tế bào máu hình thành trong tủy xương rất chắc chắn và di động. Nhiều khả năng chúng sẽ sống sót khi di chuyển qua nhau thai trong quá trình trao đổi từ một trong hai cặp song sinh khảm này sang cặp song sinh khác.

Theo thống kê, khoảng 8% các cặp song sinh khác trứng có thể mắc bệnh chimerism máu. Trong trường hợp sinh ba, khả năng xảy ra hiện tượng chimerism trong máu tăng lên tới 21%. Hội chứng song sinh biến mất có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chimerism trong một số trường hợp. Trong 5% trường hợp mang đa thai, có thể dẫn đến sinh đôi, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong số đó, 25% trường hợp một người có thể không sống sót được sau 9 tháng. Trong trường hợp này, phôi đôi khi được đưa trở lại mô của người mẹ. Hoặc, nó có thể kết hợp với người anh em sinh đôi của nó. Dù thế nào đi nữa, đứa bé sống sót sẽ trở thành một con chimera. Không có thông tin thống kê về việc có bao nhiêu con chimera được sinh ra như thế này. Nhưng sau khi kiểm tra tỷ lệ của nhiều phôi thai và hội chứng song sinh biến mất, người ta suy đoán rằng cứ 80 trường hợp mang thai thì có 1 trường hợp có thể dẫn đến mang thai đôi biến mất.

Như đã đề cập ở trên, một số người trở thành chimera trước khi họ được sinh ra. Khi vẫn còn là phôi thai, bào thai nhặt những tế bào không phải của mình. Nếu chúng hấp thụ những tế bào này thì các tế bào sẽ ở lại với bào thai này suốt đời. Tất nhiên, những tế bào này có thể đến từ phôi thai trong hiện tượng hội chứng song sinh biến mất. Nguyên nhân là do sự bất thường trong DNA của cặp song sinh biến mất khiến nó không thể phát triển đầy đủ. Những bất thường trong gen của em bé đó không thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát được và đôi khi được hình thành trong quá trình thụ thai.

Những lần khác, hiện tượng chimerism có thể xảy ra sau khi điều trị y tế cứu sống. Hãy nghĩ đến việc cấy ghép nội tạng chẳng hạn. Trong trường hợp này, cơ quan từ người hiến tặng khỏe mạnh sẽ thay thế mô bị hư hỏng hoặc bị bệnh ở người nhận. Việc cấy ghép cơ quan mới này có thể biến người nhận thành một chimera. Khi được đặt vào cơ thể người nhận, cơ quan cấy ghép không thay đổi và giữ lại tế bào cũng như DNA của người hiến. Bây giờ, người nhận sẽ có hai loại tế bào khác nhau. Hầu hết cơ thể sẽ có bộ tế bào ban đầu với DNA ban đầu. Tuy nhiên, cơ quan mới sẽ có tế bào và DNA của người hiến tặng.

Cũng phổ biến là cấy ghép tủy xương. Tủy xương bị bệnh của bệnh nhân được thay thế bằng tủy của người hiến tặng khỏe mạnh. Tủy xương mới sẽ tạo ra các tế bào máu mới. Người nhận bây giờ sẽ có máu được tạo ra từ tủy của người hiến. Điều này đang được thực hiện bởi DNA của người khác. Vì vậy, máu của người nhận lúc này sẽ chứa DNA mới. Ngay cả nhóm máu bây giờ cũng có thể khác.

Đúng là cuộc sống muôn màu muôn vẻ thật các mẹ nhỉ? Thế mới biết con người trong tự nhiên này nhỏ bé đến chừng nào.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/ha-giang-giai-ma-chuyen-nguoi-dan-ong-la-cha-de-nhung-khong-phai-bo-ruot

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X