7 điều đáng tự hào của mẹ sinh mổ, chẳng việc gì phải buồn khi vì con đã cố hết sức

Nhiều người vẫn cho rằng mẹ đẻ mổ là không biết đẻ, rằng khi chọn đẻ mổ là mẹ đã đồng thời chấp nhận để con chịu thiệt thòi.

Chính vì suy nghĩ của một số người, các mẹ đẻ mổ thường cảm thấy áy náy, thậm chí có người còn thấy có lỗi dẫn đến trầm cảm, stress khi bị cho rằng “không biết đẻ”, “không xứng làm mẹ”.

Thật ra, khi chọn đẻ mổ là các mẹ đã nhận lấy thiệt thòi cho bản thân mình. Đẻ mổ đòi hỏi mẹ phải đủ dũng cảm và can đảm, không chỉ chịu đau mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sau sinh cũng như mang những vết tích về cuộc sinh nở đến suốt đời.

Tuy nhiên, mẹ nên tự hào thay vì tự trách mình, cũng như đừng quá áp lực về những “dấu vết” trên cơ thể, vì đó là dấu vết ngày thiên thần nhỏ đến bên đời mẹ.

Dưới đây là 7 điều mà mọi bà mẹ đẻ mổ nên ngẩng cao đầu tự hào nhé, dù cho ai nói mình không biết đẻ, nhưng rõ ràng mẹ đã can đảm và đánh đổi đến thế này cơ mà.

1/ Đẻ mổ là cuộc đại phẫu và chỉ những bà mẹ can đảm mới có “gan” đối diện với nó

Nếu có ai đó nói rằng mẹ đẻ mổ không biết đẻ, thì nên xem xét lại, vì khi chấp nhận đẻ mổ, mẹ đã phải can đảm bước vào cuộc đại phẫu chứ không chỉ là một cuộc phẫu thuật bình thường. Và, mẹ phải đánh cược cả tính mạng của mình khi phải chấp nhận những rủi ro và tai biến xảy ra trong lúc sinh.

2/ Đúng nghĩa vượt cạn mồ côi

Khi chấp nhận sinh mổ, đồng nghĩa với việc mẹ phải vào phòng sinh một mình, chịu đau đớn và bất an, lo lắng mà không hề có sự chia sẻ hay khích lệ nào của chồng hay các thành viên trong gia đình.

Không ít mẹ sau sinh đã bật khóc không phải vì đau mà là vì cảm giác cô độc, bơ vơ, cũng may là khi được bế con trên tay thì mọi đau đớn tủi hờn gần như tan biến.

3/ Không biết mình có mẹ tròn con vuông không cho đến tận lúc rời phòng sinh

Nếu như mẹ đẻ thường ít gặp tai biến hơn thì khi sinh mổ mẹ phải chấp nhận nhiều rủi ro, thậm chí sau thời điểm em bé chào đời. Mẹ không hề được nghe bác sĩ khẳng định mọi thứ đều suôn sẻ cho đến khi thuốc gây mê, gây tê hết tác dụng.

4/ Mẹ cảm thấy khó chịu

Trong một ca sinh mổ, khi gây tê, người mẹ hoàn toàn tỉnh táo và cảm nhận được mọi thứ đang diễn ra. Điều này gây cảm giác khó chịu mà chỉ những ai từng sinh mổ mới cảm nhận được. Tuy nhiên, vì nôn nao gặp thiên thần đáng yêu của mình mà mẹ có thể vượt qua cảm giác này, như vậy chẳng đáng để tự hào hay sao?

5/ Chịu tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê

Sinh thường, sau cơn vượt cạn mẹ sẽ được đưa ra khỏi phòng sinh và được bế ẵm con mình trên tay và cho bú.

Trong khi với mẹ sinh mổ, sau khi ca sinh thành công, mẹ còn phải chịu tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê. Những tổn thương này có thể chấm dứt khoảng 1-2 tuần sau sinh nhưng cũng có thể theo mẹ suốt cuộc đời.

6/ Cơn đau sau sinh và quá trình hồi phục “đăng đẵng”

Không phải em bé chào đời là mọi thứ sẽ ổn. Mẹ đẻ mổ sẽ phải đối mặt với cơn đau trong khi vẫn phải chăm con, quay cuồng với đứa con bé bỏng trên tay.

Mẹ lại rất lâu hồi phục và phải sống trong lo lắng vì vết mổ không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng. Và một khi nhiễm trùng thì lại phải vào viện để bác sĩ làm vệ sinh, may lại, có khác gì sinh lại lần nữa đâu. Người bình thường mấy ai chịu đựng được như thế?

7/ Chấp nhận xấu xí

Liệu có mấy người đàn bà chấp nhận mình trở nên xấu xí với vết sẹo “để đời” trên cơ thể? Với những người mẹ đẻ mổ, họ đâu chỉ là chấp nhận đối mặt với cuộc đại phẫu đầy rủi ro, cơn đau đớn khó chịu mà còn phải nhìn vết sẹo mỗi ngày.

Tuy nhiên, mẹ đừng buồn hay áy náy cũng như cảm thấy mình “vô dụng” vì không thể đẻ thường nhé, cũng chẳng việc gì phải che giấu vết tích tình yêu trên cơ thể mình. Không phải mọi bà mẹ trên thế giới này đều có đủ can đảm để đánh dấu ngày con mình sinh ra theo cách này đâu.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X