Bố tự tr.ói tay, mẹ rúc đầu vào tủ lạnh cho hạ hỏa khi kèm cặp con làm bài về nhà

Đối với nhiều phụ huynh, đôi khi điều khó khăn nhất trong một ngày không phải là tăng ca, áp lực công việc hay bất cứ gì khác mà là việc sau giờ làm phải về nhà và dạy các con học bài.

Dưới góc nhìn phân tích chuyên sâu, nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định đây chính là một sai lầm đáng tiếc của các bậc phụ huynh.

Tôi cũng là một bà mẹ đang mắc phải sai lầm.

ZT-xF27-P1JA-ONQ-jaTNEsdHWqZnQhPiF2Ieb09xL9CM61FxSnihC2-IRspckdOKcGRoaOLHm-kGGrAhE91N030tcZIvTQ

Chồng tôi lương tháng không nhiều nên tôi phải tận dụng cơ hội nghề nghiệp của mình hiện tại để quán xuyến gia đình, kể cả việc trở thành trụ cột kinh tế. Có thể nói, áp lực trên vai tôi rất nặng nề nên hàng ngày tôi đều rất bận rộn. Ấy vậy mà, khi tôi về nhà còn phải đảm đương một nhiệm vụ rất quan trọng đó là dạy con học mỗi tối.

Sau mỗi bữa ăn, thường là do chồng tôi chuẩn bị, 3 mẹ con tôi lại bắt đầu vào công cuộc học tập với số bài tập cô giao về nhà. Con tôi đều học bán trú ở trường, thời gian dành cho việc học không hề ít, thế nhưng không hiểu sao khi về nhà, bài tập vẫn nhiều, thậm chí có những lúc rất nhiều.

Vào những buổi họp phụ huynh, chúng tôi cũng lên tiếng về vấn đề này nhưng đa phần các cô giáo đều bảo chương trình nặng, không thể dựa hết việc học vào cô giáo ở trường. Nói vậy thì cũng đành chịu và cứ thế bố mẹ lại trở thành thầy cô dạy kèm cho con mỗi buổi tối. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đây lại là lúc bắt đầu một sai lầm.

Thứ nhất: Bao giờ cha mẹ cũng là những người kỳ vọng lớn lao vào thành tích học tập của con mình.

Thứ hai: Cha mẹ phải gánh vác gia đình với đủ áp lực về kinh tế, mối qu.an h.ệ họ tộc… Chính vì vậy, khi bắt tay vào việc dạy con học, nhiều phụ huynh khó lòng kiên nhẫn và ki.ềm ch.ế được những cảm xúc của mình. Rồi đột nhiên chính bố mẹ lại trở thành “kẻ gi.ết ngư.ời” trong mối qu.an h.ệ cha mẹ và con cái.

Thứ ba: Cha mẹ có thể rất giỏi nhưng không phải ai cũng có khiếu sư phạm để truyền đạt kiến thức của mình cho các con hiểu.

Thứ tư: Những kiến thức thời học sinh của cha mẹ đôi khi đã không còn phù hợp với chương trình cải cách giáo dục ở thời đại của các con. Trong quá trình dạy học con, những bất đồng từ thế hệ trước sẽ được phơi bày.

Mới đây, tôi có đọc một câu chuyện được thuật lại như sau:

Một bà mẹ tên Liu, ở Thượng Hải, đang dạy con làm bài tập về nhà. Từ chỗ bình tĩnh bước vào giờ học, người mẹ ấy dần trở nên như phát đi.ên, tứ.c gi.ận và qu.át m.ắng. Khi bà ngoại nhìn thấy cảnh này, ngay lập tức liền cười ha hả, bảo “Hahahahaha, vậy là rốt cuộc con cũng có ngày hôm nay rồi đó”.

Sau đó, bà ngoại liền mở một chiếc hộp, lấy ra một lá thư từ 23 năm trước. Nội dung bức thư ghi:

“Con sai mười bảy câu trong bài,

Con sẽ trút giận lên cha mẹ.

Vậy con có hiểu những khó khăn của cha mẹ?

Một lần nữa, hối thúc con làm bài tập về nhà,

Con vẫn bĩu môi và không bị thuyết phục,

Nếu vấn đề tương tự xảy ra với con con trong tương lai,

Con sẽ phải đối mặt với nó như thế nào?

Mẹ mong rằng khi ấy con sẽ không cáu giận”.

Bẵng đi 23 năm, không ngờ cũng có tình huống tương tự để bức thư được mở ra xem, cứ như lời tiên tri báo trước vậy.

Khi câu chuyện này được lan truyền, một số cư dân mạng bật cười nhưng cũng không ít người có ý kiến đối lập, cho rằng trẻ con không nên ép con học kèm quá nhiều, nhất là khi người kèm bé học lại là bố mẹ.

55XsMyPZ2iSkPY0b5P-Bx9i-y2WGByf78TJdtsT_E-WrxzD7XF414VSHSDzTBKC_b3nzkOXOt2eVqluLZAOQkfYTMLcb

Trong bức ảnh, một người cha, được giới thiệu là ông Wu ở Hàng Châu, Chiết Giang đã phải tự trói hai tay mình lại trong lúc dạy con trai làm bài tập về nhà.

Con trai ông đang học lớp 4. Cậu bé sắp sửa phải trải qua kỳ kiểm tra học kỳ 1 trong năm và điều này đã khiến không khí gia đình trở nên rất căng thẳng. Biết mình n.óng tính và có thể t.ổn thư.ơng đến con trong lúc kèm con học, ông đã tự trói tay mình lại.

Ông Wu thừa nhận rằng bản thân ông phải rất kiềm chế sau nhiều lần phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Sự nóng giận trong lúc dạy con học có thể khiến ông đ.ánh con và t.ổn thư.ơng thằng bé.

Sau khi bức ảnh phát tán, một số lượng lớn cư dân mạng bắt đầu thấy có lỗi với cha mẹ. Nhiều người khác cũng cho hay, họ có cảm giác cộng hưởng khi xem bức ảnh, họ thấu cảm được tâm trạng của người bố trong hoàn cảnh này.

DG3ZkorvNANVCQ7Qp2ca11puVULzWx5BaXP2h6_lk9L-ESJebKlwYJMQeB2g4XMqKrPlX-OtYsq_DmHWFq7sA52uCdsH

Còn bức ảnh này là một người mẹ đã phải tìm đến tủ lạnh, rúc đầu vào ngăn đông để hạ hỏa khi đang kèm con làm bài.

Đây là những hình ảnh sống động minh chứng cho những gì đã và đang diễn ra ở trong các gia đình.

Đã từng có một bà mẹ 33 tuổi, ở Nam Kinh bị nhồi máu não phải cấp cứu khi đang dạy con học. Thậm chí, có những bà mẹ bị đ.ột qu.ỵ, xuất huyết. Đó là hậu quả của những căng thẳng khi dạy con học mà chúng ta cứ ngỡ rằng đùa.

“Tôi đã làm gì sai. Tôi dạy con làm bài tập về nhà thì có gì sai?”. Sẽ có ai đó đặt câu hỏi này khi chứng kiến con mình phải hứng chịu những đòn roi và đòn tâm lý nặng nề đến nỗi thay đổi tâm trạng từ sau những buổi học kèm đích thân bố mẹ làm giáo viên tại nhà.

Nhưng nếu là bạn, bạn có dám chắc mình sẽ không bao giờ nổi điên mỗi lần dạy con học?

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X