Cách đánh lông đẹn sạch bong cho bé sơ sinh lại đảm bảo an toàn

Mặc dù không phải phổ biến nhưng việc xuất hiện lông đẹn ở trên da trẻ sơ sinh là chuyện bình thường, ở một giai đoạn nào đó em bé sẽ bắt đầu rụng lông. Hoặc bố mẹ cũng có thể áp dụng các cách đánh lông đẹn cho bé để lớp lông này rụng sớm, kích thích phần lông tơ mọc lên.

Tại sao trẻ sơ sinh lại có nhiều lông đẹn trên người?

Lông đẹn xuất hiện từ tuần 18 và 20 của thai kì, lớp lông của thai nhi có cấu tạo tương tự như lông tơ, được gọi là lanugo (lông đẹn). Theo thời gian thì lớp lông đẹn này sẽ tiếp tục mọc ra nhiều hơn và một số thì rụng dần đi vào những tuần thai gần cuối, cho đến khi bé chào đời. Những vị trí mà lông đẹn sẽ thường xuất hiện là ở lưng, vai, trán, tai và mặt của trẻ.

Tần suất lông đẹn mọc nhiều hay ít ở mỗi trẻ sẽ mỗi khác nhau. Đừng quá lo lắng nếu như trẻ mọc lông đẹn, vì lông đẹn – lớp lông mịn không gây cảm giác đau hay ngứa cho bé là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh.

cách đánh lông đẹn cho bé không gây kích ứng

Lông đẹn là một biểu hiện sinh lý bình thường trong giai đoạn đầu đời của trẻ

Lớp lông đẹn kết hợp với lớp vernix (một dạng sáp bao bọc) hoạt động như một sự bảo vệ làn da của em bé khi ở trong bụng mẹ. Đây là “tấm khiên” bảo vệ thai nhi tránh được bất kì những thiệt hại nào bị gây ra bởi nước ối. Có những trường hợp lông trẻ sẽ rụng hết khi bé còn nằm trong bào thai nhưng cũng có bé được sinh ra với bộ lông còn nguyên vẹn. Điều này tác động do tự nhiên, do bẩm sinh hoặc do di truyền từ bố mẹ.

Trẻ sơ sinh nhiều lông phải làm sao?

Ở giai đoạn sơ sinh, bố mẹ thường cho rằng trẻ bị lông đẹn mọc nhiều ở lưng là nguyên nhân chính khiến bé khó chịu, hay vặn mình. Theo các bác sĩ, điều này chỉ đúng phần nào bởi khi trẻ có dấu hiệu khó chịu, hay vặn mình cũng có thể là do bé bị thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D. Hầu hết các lớp lông đẹn khá mềm mại và không ảnh hưởng mấy đến cảm giác của bé.

Giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi là lúc bé sẽ rụng gần hết lông đẹn trên người. Trường hợp lớp lông tơ tiếp tục mọc nhiều trong thời gian này thì có thể là do tuyến nang lông của bé có vấn đề. Trẻ cần được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Đặc biệt chú ý với trường hợp trên người bé có một túm lông ở xương sống vì đây có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh. Tìm cách đánh lông đẹn cho bé bằng các phương pháp an toàn từ lá cây, nước tắm và tuyệt đối không nhổ lông hoặc cạo lông đẹn cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị viêm da rất nguy hiểm.

Kết quả hình ảnh cho đánh lông đen

Có rất nhiều cách đánh lông đẹn cho bé nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý chọn lựa phương pháp an toàn

Cách đánh lông đẹn cho bé an toàn

Theo lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ thì bố mẹ chỉ cần chờ đợi để lông tự rụng. Với những trẻ sơ sinh nếu có làn da mẫn cảm từ bé thì mẹ chỉ nên tắm bằng nước ấm hòa dầu oliu và massage cho bé. Những mẹo này không phải cách chữa lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiệu quả tức thời mà nó chỉ giúp đẩy nhanh quá trình rụng lông mà thôi.

Theo dân gian có rất nhiều cách đánh lông đẹn cho bé nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể áp dụng. Một số phương pháp phản khoa học sẽ gây kích ứng da rất nguy hiểm, mẹ nên dùng lá vông gai sẽ giúp tẩy lông đẹn an toàn. Đây là cách tẩy lông đẹn được nhiều mẹ áp dụng và thừa nhận hiệu quả, tắm nước lá vông gai còn giúp bé có cảm giác dễ chịu, không bị ngứa ngáy và ngủ ngon hơn.

Kết quả hình ảnh cho lá vông gai

Cách đánh lông đẹn cho bé bằng nước lá vông gai đem lại hiệu quả an toàn cho làn da bé sơ sinh

Sau đây là hướng dẫn các mẹ cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà bằng lá vông gai”

Để chuẩn bị nguyên liệu, mẹ cần chuẩn bị lá vông gai tươi và cần phải là lá sạch để đảm bảo an toàn cho con nhé. Cách nấu nước lá vông gai tắm cho bé như sau:

  • Mẹ lấy 1 nắm lá vông gai (khoảng 2 gram) đã rửa sạch và vò nát sau đó nấu với nước cho sôi.
  • Nước sôi mẹ pha chung với nước lạnh hơi ấm cho bé tắm.
  • Mỗi tuần mẹ tắm cho bé khoảng 3 lần, tắm đến khi lông đẹn rụng hết là được.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X