Dấu hiệu chuyển dạ bất thường, mẹ bầu cần nắm rõ để kịp thời cứu con

Cơn co tử cung là động lực của chuyển dạ, có chức năng làm cổ t.ử c.ung mở nhanh giúp đầu thai nhi xuống tốt.

Và thời gian mà mức độ của cơn co phải phù hợp với các thời điểm trong suốt thời gian chuyển dạ. Nếu cơn co và các yếu tố khác về phía người mẹ không tốt thì người mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc sinh đường dưới.

Cơn co bình thường

Khi mới chuyển dạ tần số bình thường là 1-2 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co khoảng 20 giây. Cuối pha tiềm tàng (giai đoạn đầu của chuyển dạ), tần số tăng lên 2 – 3 cơn co/10 phút

Mỗi cơn co khoảng 30 giây, sang pha tích cực (giai đoạn chuẩn bị cho thai sổ) tần số tăng lên 4 – 5 cơn co/10 phút, mỗi cơn co có thể kéo dài 40 – 50 giây.

Đó là tính nhịp nhàng, tăng dần của cơn co. Nếu ngay ở giai đoạn đầu đã xuất hiện cơn co mau và mạnh hoặc ngược lại ở cuối chỉ có cơn co thưa và nhẹ, đều được xem là đẻ khó do cơn co.

Sinh khó do cơn co t.ử c.ung tăng (hay còn gọi là cơn co cường tính)

Cơn co t.ử cu.ng trong chuyển dạ không do sản phụ điều khiển, bình thường cơn co t.ử c.ung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co, lúc nghỉ. Nhịp độ của những cơn co cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ. Hiệu quả của cơn co đưa đến sự xóa mở cổ t.ử c.ung mà cuối cùng là sự tống xuất th.ai nhi ra ngoài.

Cơn co tăng hay cơn co cường tính là cơn co mau hơn và mạnh hơn so với con số cơn co bình thường đo được của cơn co tương ứng với các giai đoạn chuyển dạ.

Khi cơn co tăng do chướng ngại vật cản lối ra của thai nhi, thai to, chuyển dạ kéo dài, dùng thuốc tăng gò không đúng kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chuyển dạ; khi cơn co dồn dập làm thai xổ quá nhanh, đưa đến rách cổ t.ử c.ung, rá.ch â.m đ.ạo, có thể v.ỡ t.ử cu.ng.

Thai nhi dễ bị suy, tổn thương não, sau sinh người mẹ dễ bị b.ăng hu.yết do đờ t.ử cu.ng (t.ử cu.ng không thể co lại sau khi thai và rau sổ gây b.ăng hu.yết sau sinh).

Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, phải xác định do nguyên nhân cơ học hay không, như khung chậu hẹp, u tiền đạo, ngôi bất thường, nếu có phải mổ lấy thai. Sau khi loại bỏ nguyên nhân cơ học sẽ điều trị bằng thuốc giảm co t.ử c.ung. Nếu điều trị thuốc không kết quả thì cần chuyển mổ lấy thai để tránh suy thai.

Khi nhận thấy có dấu hiệu chuyển dạ bất thường, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Ảnh minh họa

Sinh khó do cơn co t.ử cu.ng giảm (cơn co yếu)

Biểu hiện cơn co thưa và cường độ các cơn co yếu, trương lực cơ t.ử cu.ng (khả năng co bóp của cơ t.ử c.ung) giảm. Thường gặp ở sản phụ cơ địa yếu, suy nhược, thiếu máu, suy tim, lao hay sử dụng thuốc an thần, mất nước, mệt, đói. Nguyên nhân thứ phát hay gặp như: Đa thai, đa ối, có kèm u xơ t.ử cu.ng, chuyển dạ kéo dài.

Khi cơn co t.ử cu.ng giảm làm cho sự xóa mở c.ổ t.ử c.ung chậm, suy thai, nh.iễm tr.ùng ối. Việc khắc phục tùy theo nguyên nhân, nếu cơn co giảm do đa ối, nên tia ối cho ra bớt ối. Sau khi t.ử c.ung trở về dung tích bình thường, t.ử c.ung sẽ co bóp đều và hiệu quả.

Trường hợp do suy nhược, thể trạng sản phụ kém, bác sĩ sẽ chú ý đến vấn hồi sức và cho thuốc oxytocin tăng cường co bóp t.ử c.ung. Tùy hoàn cảnh và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những cách xử trí hiệu quả.

Nhưng khi việc sinh mổ có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ và bé sơ sinh thì sản phụ sữa được mổ lấy thai, để tránh suy thai và b.ăng hu.yết sau sinh.

Cơn co t.ử cu.ng trong chuyển dạ đẩy thai đi xuống và là yếu tố giúp cổ t.ử c.ung xóa – mở để thai có thể di chuyển ra ngoài trong cuộc chuyển dạ.

Nhưng vì lý do gì đó cơn co t.ử cu.ng tăng quá mức hoặc giảm quá mức sẽ dẫn đến một số tình trạng sinh khó do cổ t.ử c.ung mở chậm hay không mở, thai khó lọt… thì cần phải can thiệp để hồi sức và chuyển mổ lấy thai để đảm bảo tính mạng cho người mẹ và thai nhi.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X