Nghiên cứu mới: Trẻ không có sự chăm sóc trực tiếp từ cha mẹ khối lượng chất xám sẽ ngày càng giảm

Thiếu vắng bàn tay chăm sóc trực tiếp của cha mẹ làm giảm khối lượng chất xám trong não con

Trên khắp thế giới, do những biến động chính trị, nhu cầu kinh tế hoặc vì một lý do nào khác, đôi khi cha mẹ buộc phải xa nhà, bỏ lại con cái cho ông bà, người thân săn sóc.

Chẳng hạn, ở Việt Nam, các cặp vợ chồng vì nhu cầu kinh tế gia đình buộc phải rời quê hương đến các tỉnh thành khác nhau để mưu sinh. Họ đi làm, kiếm tiền và gởi ngược về quê để ông bà chăm lo cho các con.

Xa hơn nữa, có những gia đình mà bố mẹ hoặc một trong hai phải vay mượn để được xuất khẩu lao động qua các nước khác, tìm đường sinh kế. Những đứa trẻ vì thế bị ở lại, nơi chúng chỉ quanh quẩn với ông bà già yếu, những đứa trẻ cùng xóm mà hiếm khi nào có được hơi ấm và bàn tay săn sóc của cha mẹ.

Tại Trung Quốc, một số lượng lớn người dân từ các vùng nông thôn cũng di cư khỏi nơi mình sinh sống để tìm kiếm những công việc tốt hơn.

Trước thực trạng này, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem sự vắng mặt của cha mẹ đã ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trong các gia đình này ra sao.

Những đứa trẻ bị ở lại thường phải sống cùng người thân hoặc ông bà trong thời gian dài mà không có sự chăm sóc trực tiếp của cha mẹ. Mỗi năm, số lần các em được gặp bố mẹ nhiều lắm là sau khoảng 6 tháng. Còn lại chỉ có thể gặp mỗi dịp Tết, nhưng đáng buồn thay đó chỉ là những năm may mắn hiếm họa.

Trong một nghiên cứu được báo cáo năm 2015 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X – quang Bắc Mỹ (RSNA), các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết những đứa trẻ bị ở lại, không được cha mẹ trực tiếp chăm sóc trong thời gian dài sẽ bị giảm khối lượng lớn chất xám trong não.

Tác giả nghiên cứu Yuan Xiao chia sẻ “Chúng tôi muốn nghiên cứu cấu trúc não ở những đứa trẻ bị bỏ ở lại khi cha mẹ phải tha phương.

Trước đây, các nghiên cứu cũng đã ủng hộ giả thuyết cho rằng sự chăm sóc của cha mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của con cái. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đó thiếu đi một số yếu tố xã hội, chẳng hạn như trẻ mồ côi, trẻ có bố mẹ sống xa nhà…”.

Nghiên cứu lần này được tiến hành tại Bệnh viện Second Affiliated và Khoa Nhi thuộc Đại học Y Ôn Châu do Giáo sư Su Lui dẫn đầu.

Vân Trang bật mí "tuyệt chiêu” chăm con dành cho cha mẹ bận rộn

Các bài kiểm tra MRI được thực hiện trên 38 bé gái và bé trai bị ở lại (từ 7 đến 13 tuổi) được so sánh với các bài kiểm tra MRI từ một nhóm khác gồm 30 bé gái và bé trai (từ 7 đến 14 tuổi) đang sống cùng bố mẹ

. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh khối lượng chất xám giữa hai nhóm trẻ này để đo chỉ số thông minh (IQ) của mỗi bé tham gia nhằm đánh giá chức năng nhận thức của não bộ.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khối lượng chất xám của những đứa trẻ bị ở lại giảm mạnh ở nhiều vùng não, đặc biệt là mạch não cảm xúc so với những đứa trẻ được sống cùng bố mẹ. Cụ thể, khối lượng chất xám trong vùng não liên quan đến mã hóa và truy xuất bộ nhớ tỷ lệ thuận so với mức giảm giá trị điểm IQ trung bình.

Vì khối lượng chất xám lớn hơn có thể phản ánh sự trưởng thành của não, nên mối tương quan tiêu cực giữa khối lượng chất xám và chỉ số IQ cho thấy rằng phát triển mà thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ có thể làm chậm sự phát triển của não.

Tác giả Xiao chia sẻ thêm “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy việc thiếu sự chăm sóc trực tiếp của cha mẹ làm thay đổi quỹ đạo phát triển não bộ ở trẻ em bị ở lại… Những nỗ lực y tế công cộng là cần thiết để cung cấp thêm hỗ trợ về tri thức và cảm xúc cho các em trong nhóm đối tượng này”.

Mặc dù nghiên cứu tập trung nhóm đối tượng là trẻ em bị ở lại khi cha mẹ đi làm ăn xa địa phương nhưng nó cũng là những cảnh báo cần thiết đối với các bậc phụ huynh khác.

Trong nhiều gia đình, đôi khi dù đứa trẻ không phải chứng kiến cảnh cha mẹ xa đi làm ăn xa nhưng lại chẳng khác nào những đứa trẻ bị bỏ lại một mình trong chính mái ấm của gia đình. Mẹ có việc của mẹ. Cha có công chuyện của cha.

7 thói quen của cha mẹ vô tình hại con

Thậm chí, ngay cả khi cả hai về nhà, hiện diện trong nhà nhưng lại chỉ dành thời gian bấm máy, lướt điện thoại hoặc bận rộn với quá nhiều dự án của riêng mình. Những đứa trẻ bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình dù sự hiện diện của cha mẹ là hoàn toàn có thực.

Sự trống trải ấy biến đứa trẻ trở thành những con người vô hình trong mắt cha mẹ. Đây là sự tổn thương không được báo động nhưng lại đang âm thầm cướp mất hạnh phúc và làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của một đứa trẻ.

Nếu còn có thời gian, cha mẹ hãy thử nhìn lại sự hiện diện của mình trong gia đình. Mỗi ngày cha mẹ dành bao nhiêu tiếng cho con cái?

Mỗi tuần có bao giờ cha mẹ cùng con tham gia một hoạt động chung nào đó hay chỉ là tìm cớ thoái thác. Hãy suy nghĩ về tất cả để hình dung về tương lai và sức khỏe tâm thần, trí tuệ của con mình ra sao nhé!

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X