Những lưu ý sống còn khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, cha mẹ cần chú ý 1 số loại thuốc hạ sốt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.

Đối với cha mẹ nuôi con nhỏ, việc chăm sóc và sử dụng thuốc hạ sốt cho bé tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách lại có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy cha mẹ cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé?

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt, cha mẹ cần sử dụng các biện pháp hạ sốt tạm thời như chườm mát, và ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt và được hướng dẫn cách chăm sóc và sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp với độ tuổi (nếu cần). Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé ở giai đoạn này vì sẽ khiến cho bé gặp nguy hiểm.

Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp

Trên thị trường hiện có 2 loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ nhỏ là acetaminophen (Paracetamol) và ibuprofen. Với thuốc hạ sốt Paracetamol có thể dùng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với ibuprofen không được chỉ định dùng cho trẻ < 6 tháng tuổi vì nguy cơ xuất huyết tiêu hoá và tổn thương thận.

Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ

Nhiều mẹ cứ hễ thấy con sốt đã vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt, thậm chí kèm cả thuốc kháng sinh, mà không biết rằng điều này là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm cho bé. Các cơn sốt ở trẻ được chia ra làm 3 dạng:

– Dạng sốt nhẹ nhiệt độ cơ thể bé từ 37,5 – 38 độ C. Với dạng này mẹ chỉ cần dùng khăn ướt lau và chườm cho bé là hạ sốt được.

– Dạng thứ hai là sốt cao từ 38,5 độ – 39,5 độ. Với dạng này cần sử dụng thuốc hạ sốt ngay kết hợp với lau và chườm khăn ướt cho bé để giảm nhiệt độ.

– Dạng thứ ba là sốt rất cao từ 40 – 41 độ C. Dạng này rất nguy hiểm, ngoài việc phải uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cần phải cho bé uống thêm thuốc chống co giật mới đảm bảo an toàn.

Liều lượng thuốc hạ sốt cần dựa trên cân nặng chứ không phải độ tuổi

Với liều thuốc Acetaminophen (Paracetamol): Dùng từ 10 – 15mg/1 kg thể trọng của bé. Tuy nhiên, khoảng cách của số lần dùng thuốc cho cả ngày tùy lứa tuổi của bé như sau:

– Trẻ sơ sinh < 1 tháng dùng liều 10-15mg/kg cho mỗi lần và cách 6-8 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 3-4 lần (tối đa 60mg/kg/ngày).

– Trẻ từ 1 tháng – 11 tuổi: Cũng dùng liều như trẻ sơ sinh là 10-15 mg/kg, uống mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, tối đa 75/mg/kg/ngày. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày.

– Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 325-650mg mỗi 4-6 giờ. Không uống hơn 1g/4h và 4g/ngày.

Trong trường hợp bé không uống được thuốc như nôn trớ liên tục hoặc đang ngủ, thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng tương tự.

Với liều dùng thuốc Ibuprofen: Trẻ 6 tháng- 11 tuổi: Uống 5-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ. Không uống quá 40 mg/kg/ngày.

– Trẻ >12 tuổi: Uống 200-400mg mỗi 4-6 giờ. Không uống quá 1200 mg/ngày.

– Cha mẹ lưu ý chỉ lặp lại liều hạ sốt tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

– Khi trẻ bị sốt cần được bổ sung nước các loại: oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa… để phòng tránh mất nước. Đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì cần tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.

– Bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị sụt cân, tăng sức đề kháng.

– Cho bé mặc quần áo thông thoáng, tránh ủ ấm khi trẻ đang sốt.

– Không chườm đá lạnh cho trẻ, không đổ thuốc hay bất cứ thứ gì vào miệng khi trẻ đang bị co giật để tránh gây ngạt thở.

– Sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

– Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X