Lương hưu 20 triệu, bỏ quê lên phố chăm cháu 8 năm, bà nội sững người thấy con dâu lưu tên điện thoại

Một đời vì con, về già lại vì cháu, sống hết lòng hết dạ nhưng cuối cùng chỉ nhận lại gáo nước lạnh từ cô con dâu quý hóa.

Những ngày gần đây, người dùng trên diễn đàn Toutiao xôn xao bàn tán chuyện gia đình của dì Doãn (nhân vật đã được đổi tên).

Dì đã sống đến tuổi 63, trải qua nhiều thăng trầm nhưng cuộc sống hiện tại nhìn chung vẫn tạm gọi là an nhàn ở cái tuổi cũng sắp bên kia sườn dốc.

Suốt 8 năm nay, dì sống cùng con trai trên phố, hết lòng hết dạ yêu cháu, thương con. Vậy nhưng đáp lại tấm lòng trời bể chỉ là một gáo nước lạnh của con dâu. Đến là đau lòng!

hình ảnh

Ảnh minh họa: Sohu

Trước khi bỏ quê lên phố sống cùng con trai, dì sống ở quê, hưởng thụ cuộc sống điền viên cùng với chồng. Vốn là nhân viên mẫn cám trong một doanh nghiệp nhà nước, sau bao năm nỗ lực làm việc, dì Doãn cũng được nhận mức lương hưu có thể gọi là kha khá khoảng 5.000 NDT/tháng (tương đương 16 triệu đồng). Theo số năm tăng dần, mức lương hưu cũng đạt đến mức 6.000 NDT/tháng (tương đương 20 triệu đồng).

Chồng dì Doãn cũng được hưởng mức lương hưu tương đương với vợ. Hai vợ chồng không phải nhờ đến con cái cũng có thể cùng nhau đi qua những năm tháng tuổi già êm ấm bên khu vườn xinh đẹp ở quê với mức chi tiêu không quá nhiều.

Cuộc sống cứ thế trôi đi êm đềm cho đến một ngày, cách đây 8 năm, cô con dâu bỗng gọi điện về. Theo lời cô than vãn thì trên phố, vợ chồng cô đều phải chăm lo cho sự nghiệp, cả hai luôn đi sớm về khuya, không có người chăm sóc con cái, ngày nào cũng loạn cả lên, quá mệt mỏi. Sau một hồi dông dài thì cô con dâu ướm hỏi mẹ chồng, xem bà có thể lên đây trông cháu giúp không.

Trong mắt cha mẹ, con lớn thế nào thì vẫn là ruột gan. Nghe lời nài nỉ như thế, sao có thể nhắm mắt làm ngơ. Nói rồi, vợ chồng già ngồi xuống đắn đo, bàn bạc cùng nhau. Sau cùng, họ cũng quyết định ông bà mỗi người mỗi nơi, ông ở lại trông nom vườn tược, còn dì sẽ rời quê lên phố chăm cháu, đỡ đần cho gia đình con trai.

Từ ngày mang hành lý rời xa quê, bà nội luôn một lòng vì cháu mà chăm từng chút một. Hàng ngày, vợ chồng con trai đi làm, dì Doãn ở nhà lo cơm nước, giặt giũ, chăm cháu nội không thiếu sót một thứ gì. Con trai, con dâu về nhà, chỉ mỗi việc ngồi vào bàn ăn, chơi với con và ngủ nghỉ.

Khi đứa trẻ lớn hơn một chút, bà nội còn đảm đương cả việc đưa rước cháu đi học. Cháu đi học, bà cũng trở về nhà lo việc bếp núc, dọn dẹp. Mọi thứ dì Doãn làm đều chu toàn một cách toàn vẹn, vợ chồng con trai cũng nhờ vậy mà chuyên tâm lo công việc, sự nghiệp có vẻ đang tiến triển rất tốt. Mỗi khi gặp mặt, con dâu đều cười tươi rói, tỏ vẻ rất hài lòng.

Thời gian trôi nhanh, đã 8 năm kể từ ngày hai ông bà già phải xa nhau, chịu cảnh mỗi người mỗi chốn vì con, vì cháu. Thấy cháu đã ổn định, dì Doãn ngỏ ý muốn về quê nhưng các con cản. Người thì lấy cớ ông nội ở quê còn khỏe, người lại viện lý do mới được thăng chức nên sắp tới còn bận rộn hơn, rất cần có bà ở bên.

Cứ vậy, dì Doãn lại chẳng thể nào rời đi được mà phải cố nán lại. Thời gian này, dì Doãn nhiều lần thấy các con biếu quà cho bên thông gia. Vốn cũng không thiếu thốn gì nên dì chẳng để tâm, lại thấy con biết báo hiếu mà lấy làm mừng trong lòng. Có những hôm, ông bà thông gia còn được hưởng thụ những chuyến du lịch xa xỉ đây đó. Trong lúc vợ chồng con cái vui vẻ tận hưởng cuộc sống, dì vẫn thui thủi một mình ở nhà. Có lẽ cũng vì vậy mà đôi lúc, trong lòng dì có chút tủi buồn.

Câu chuyện "chẳng có bà nội nào như thế" cùng câu hỏi gây nhức nhối: Chăm  sóc cháu có phải trách nhiệm của ông bà?

Ảnh minh họa: Zhihu

Dì tâm sự, ở với các con đã lâu, vậy mà chưa một lần vợ chồng mua quà tặng. Dì không hiểu các con nghĩ gì, món quà có giá trị bao nhiêu không cần biết nhưng nó là tấm lòng của con cái đối với cha mẹ. Nghĩ đến đây, lòng dì chùng lại, có chút lấn cấn, không thể sống vui nhưng lại không biết lựa lời nào nói cho con hiểu.

Nhưng mọi sự vượt quá sức chịu đựng của dì Doãn khi một lần nọ, tình cờ dì xem được cách con dâu đặt tên cho dì trong điện thoại. Hôm đó, điện thoại của dì bị hỏng nên phải mượn điện thoại của con dâu để gọi cho chồng ở quê. Hai vợ chồng “nấu cháo” điện thoại hơn nửa tiếng thì dì Doãn mang trả. Lúc này, lịch sử điện thoại hiển thị tên “bảo mẫu Doãn” thay vì những cách gọi thông thường khác.

Quá sốc trước “cái tên mới” của mình, dì Doãn phải định thần lại, tức tốc gói ghém đồ đạc rời đi ngay trong đêm. Dì tin, khi Dì rời đi, con dâu hoàn toàn hiểu lý do.

Hoảng hồn phát hiện thực đơn "kỳ quái" của mẹ chồng chăm cháu nội sau khi  từ quê trở về

Ảnh minh họa

Giữa trời tối, thân già lủi thủi đi trong tủi buồn. Cả một đời sống cho con, tuổi già lẽ ra phải được an nhàn tận hưởng bên chồng thì lại gạt đi hết để nai lưng chịu vất vả vì cháu. Lo cho con trai, con dâu, cháu nội không thiếu thứ gì, cũng không chút tính toán. Nhưng có lẽ vì vậy chúng xem đó là trách nhiệm của người già, không muốn trân trọng.

Lo cho con mọi điều, con lại xem đó là bổn phận cha mẹ phải làm và thậm chí con xem cha mẹ già như những người giúp việc không công mà không chút áy náy. Những người rơi vào cảnh huống như dì Doãn chỉ còn biết trách mình đã quá nuông chiều con cái, khiến chúng chỉ biết hưởng mà không biết ơn.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/luong-huu-20-trieu-bo-que-len-pho-cham-chau-8-nam-ba-noi-sung-nguoi-thay-con-dau-luu-ten-dien-thoai

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X