Ly hôn đơn phương nhưng vợ hoặc chồng không đồng ý ký đơn: 5 bước giài quyết nhanh nhất

Hỏi: Tôi muốn ly hôn đơn phương mà đối phương (Vợ/chồng) không đồng ý ký vào đơn thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào?

Hỏi: Tôi muốn ly hôn đơn phương mà đối phương (Vợ/chồng) không đồng ý ký vào đơn thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào?

Có đơn phương ly hôn được không và cần những thủ tục gì?

Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) được nộp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người còn lại đang cư trú theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

ly-hon-don-phuong

Hồ sơ ly hôn đơn phương, bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

– Về con chung ( nếu có): Cháu tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con);

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

+ Trong trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ/chồng bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này nguyên đơn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng (nếu biết).

Lưu ý rằng, theo quy định của Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.”

+ Theo quy định tại khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó nguyên đơn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh về nơi cư trú cuối cùng của vợ/chồng cho tòa án nơi chị nộp đơn.

+ Khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự. Trong trường hợp này, tòa án sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, như sau:

Nếu tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng chị cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu chồng chị vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Như vậy, bạn cần nộp đơn xin ly hôn đơn phương đến tòa án có thẩm quyền theo các quy định chúng tôi viện dẫn ở trên để được tòa thụ lý giải quyết theo luật định.

Về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/ly-hon-don-phuong-nhung-vo-hoac-chong-khong-dong-y-ky-don-5-buoc-giai-quyet-nhanh-nhat-782859.html

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X