Mẹ bầu gặp 3 vấn đề này trong thai kỳ, con chào đời thấp bé nhẹ cân lại khó nuôi

Những vấn đề hay gặp khi mang thai này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thai nhi nên người mẹ cần đặc biệt chú ý.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ phải trải qua không ít những thay đổi trên cơ thể. Ngoài những khó chịu về thể chất như ốm nghén, buồn nôn, táo bón, còn rất nhiều những vấn đề hay gặp khi mang thai khác không chỉ khiến người mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới thai nhi.

1. Mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là tình trạng rất nhiều bà bầu gặp phải.

Thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến mẹ bầu không tỉnh táo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Mẹ bầu gặp 3 vấn đề này trong thai kỳ, con chào đời thấp bé nhẹ cân lại khó nuôi - 1

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ ở bà bầu.

Không chỉ vậy, mẹ bị mất ngủ khi mang thai có thể gây những tác động xấu đến em bé trong bụng. Hai vấn đề phổ biến nhất bao gồm:

– Thai dễ bị thiếu máu: Từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

– Thai nhi bị chậm phát triển: Thời điểm từ tuần thứ 24 trẻ sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện các giác quan của cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý có thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố.

Hơn nữa, việc bà bầu thức khuya còn khiến em bé khi sinh ra khó ngủ, chậm lớn, nhẹ cân, không theo kịp tốc độ phát triển của trẻ cùng tuổi.

Vì vậy, bà bầu cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ sớm trước 11 giờ đêm. Đặc biệt, trước khi ngủ bà bầu nên uống một cốc sữa nóng và nghe nhạc thư giãn, điều này rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

2. Hay mất bình tĩnh, cáu kỉnh

Khi mang thai, tâm trạng của bà bầu rất thất thường, điều này là do hormone progesterone gây ra. Dẫu vậy, các bà mẹ tương lai vẫn nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tức giận, giữ bình tĩnh khi có vấn đề xảy ra.

Các chuyên gia tin rằng, em bé có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài qua người mẹ. Nếu một bà bầu thường xuyên có cảm xúc thất thường, nó sẽ gây ra những thay đổi về môi trường bên trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Mẹ bầu gặp 3 vấn đề này trong thai kỳ, con chào đời thấp bé nhẹ cân lại khó nuôi - 2

Khi mang thai, tâm trạng của mẹ bầu thay đổi thất thường, mất bình tĩnh cũng có thể ảnh hưởng đến con.

Khi bà bầu tức giận, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng nhanh, hormone adrenaline sẽ tiết ra nhiều hơn gây co bóp mạch máu, giảm lượng oxy cung cấp tới tử cung, từ đó ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu cho thai nhi. Tất cả những điều này có thể khiến em bé sau khi sinh ra thường xuyên quấy khóc, khó nuôi.

Ngoài ra, nếu người mẹ có tâm trạng bồn chồn, thường xuyên cáu gắt, em bé khi sinh ra nhát gan, hay sợ hãi, ít ngủ, trằn trọc. Vì vậy, việc duy trì tâm trạng thoải mái khi mang thai là điều rất quan trọng. Người mẹ có thể giải tỏa những căng thẳng bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc thư giãn.

3. Kén ăn, ăn không ngon

Một số bà bầu rơi vào tình trạng kén ăn trong thai kỳ. Họ có thể ăn rất nhiều món mình thích và kiên quyết không ăn món mình ghét. Nếu trong suốt quá trình mang thai, người mẹ giữ thói quen này, em bé sau khi sinh ra sẽ có tình trạng kén ăn giống mẹ mình.

Theo chuyên trang sức khỏe Silence Daily, khi còn trong bụng mẹ, em bé có thể cảm nhận được hương vị của những loại thực phẩm mà mẹ ăn vào vì trong bụng bé sẽ tiếp xúc với hương vị thực phẩm thông qua nước ối. Đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ, em bé sẽ hấp thụ nước ối nhiều hơn để hoàn thiện hệ thống giác quan. Những thực phẩm mẹ ăn trong quá trình mang thai có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khẩu vị, cảm giác và loại thức ăn yêu thích của trẻ trong tương lai. Vì vậy, nếu mẹ kén ăn thì nhiều khả năng sau này bé cũng vậy và sẽ rất khó nuôi.

Mẹ bầu gặp 3 vấn đề này trong thai kỳ, con chào đời thấp bé nhẹ cân lại khó nuôi - 3

Thói quen kén ăn khi mang thai của mẹ có thể “di truyền” sang con sau khi chào đời.

Bên cạnh đó, thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng từ người mẹ thông qua nhau thai. Vì thế, chế độ ăn uống của người mẹ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Việc người mẹ kén ăn, ốm nghén tuy là triệu chứng bình thường khi mang thai nhưng nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu kén ăn sẽ dẫn tới việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như em bé bị suy dinh dưỡng hoặc sinh non.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X