Mẹ bầu nhất định phải nhớ kỹ 3 điều này kẻo sinh xong chưa nhìn thấy mặt con đã bỏ mạng trên bàn đẻ

Mẹ bầu đến ngày dự sinh bị đau bụng, vỡ ối nên được người nhà khăn gói đưa đến bệnh viện để sinh em bé. Mọi sự đều diễn ra tốt đẹp nhưng không hiểu sao vừa sinh xong thì chị ấy bị ra máu quá chừng rồi tử vong luôn bỏ lại đứa con thơ còn đỏ hỏn thiếu hơi mẹ.

Lúc đưa thi thể về nhà để tiến hành các thủ tục khâm liệm, mai táng, nhìn cảnh chồng chị ôm hai đứa con lớn khóc vật vờ, bà con hàng xóm ai cũng ứa nước mắt. Nghĩ mà thương những số phận đã nghèo khổ còn hẩm hiu, chết nay chết mai.

Đúng là “gái chửa cửa mả”! Qua vụ đó, người dân xung quanh nhà chị ấy không ai còn chủ quan khi nhà có bà bầu chửa đẻ nữa. Riêng em sinh được hai đứa “chốt sổ” rồi nên hú hồn, thở phào nhẹ nhõm…

Nói cho các chị nghe, hôm bữa em đọc báo thấy chuyên gia có ghi rằng trên thế giới, mỗi phút trôi qua có một sản phụ tử vong trong quá trình sinh nở. Chính vì mức độ nghiêm trọng và phổ biến ấy mà em nghĩ chị em chúng mình cần phải lưu tâm hơn về vấn đề này.

Thứ nhất là những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu tử vong khi sinh:

-Mẹ bị băng huyết:

Các dấu hiệu băng huyết sau sinh | Vinmec

(Ảnh minh họa)

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong các ca tử vong sau sinh được ghi nhận. Các mẹ cứ hình dung trong quá trình sinh nở hoặc sau khi con ra đời, mẹ bị chảy máu không ngừng dẫn đến mất máu trầm trọng (từ 500ml trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh) dẫn đến tử vong là điều không thể tránh khỏi. Nếu băng huyết xảy ra trong quá trình mẹ chuyển dạ thì còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi do trẻ cũng bị thiếu nguồn cung cấp oxi và máu đột ngột.

Sở dĩ mẹ bị băng huyết đột xuất là do t.ử c.u.n.g giảm độ đàn hồi (bị đờ, không thể co lại) hoặc do â.m đ.ạ.o, cổ t.ử c.u.n.g bị tác động vật lý, bục rách trong quá trình chuyển dạ, sinh con. Nguy cơ này càng cao khi có các yếu tố như: thai nhi có kích cỡ lớn, mẹ mang đa thai, có can thiệp giục sinh…

-Mẹ bị sản giật, tiền sản giật:

Sản giật và tiền sản giật là mối lo không chỉ của các mẹ đi sinh mà còn của các mẹ còn đang trong giai đoạn bầu bí. Khi chẳng may mắc phải tình trạng nguy hiểm này, tính mạng của hai mẹ con sẽ bị đe dọa. Cụ thể là mẹ bị tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu dẫn đến co giật, nặng hơn là hôn mê. Kèm theo đó là những cơn đau đầu dữ dội, suy giảm thị lực hoặc loạn thị. Những mẹ lần đầu mang thai, mang trong người đa thai, thai phụ lớn tuổi, thai phụ có bệnh lý về huyết áp, thận, đái tháo đường… đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật và sản giật.

-Mẹ bị sốt sau sinh:

Mẹ bị nhiễm trùng hậu sản (do không được vệ sinh kĩ lưỡng), thời tiết không thuận lợi, ca sinh khó… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến sốt cao sau sinh. Nếu tình trạng sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, giảm sức đề kh.á.n.g, vi khuẩn thừa cơ tấn công mạnh hơn. Vì vậy mà chuyện tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ hai là cách để hạn chế những nguy cơ trên xảy đến với mẹ khi sinh nở:

Theo em nghĩ thì các mẹ cần phải có một chế độ ăn uống và sống khoa học, điều độ ngay từ đầu, càng sớm càng tốt để ngăn chặn 3 tai biến nguy hiểm chết người trên khi sinh nở. Ví dụ:

-Ăn uống những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, ưu tiên rau củ, ngũ cốc, tránh ăn nhiều đường bột, chất béo sẽ gây thừa cân. Đây là nguyên nhân dễ khiến mẹ mắc bệnh tim và bị tiền sản giật rất nguy hiểm.

-Không sinh con quá sát nhau (nhất là các mẹ đã từng sinh mổ).

-Không sinh con khi tuổi đã cao.

-Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường sức khỏe, lưu thông máu.

-Giữ vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau sinh.

Sản phụ sau sinh đòi đi vệ sinh ngay là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm

(Ảnh minh họa)

Thứ ba là cách chăm sóc các mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe:

Các mẹ cũng biết rồi đấy, sau sinh cơ thể bị mất máu rất nhiều nên cần được nghỉ ngơi, ăn uống tẩm bổ để hồi lại lượng máu mất đi và nhanh chóng lấy lại sức. Không nên kiêng khem quá mức dễ khiến tâm trạng mẹ bức bối, khó chịu, phản tác dụng.

Hồi em sinh hai đứa con, bà nội bà ngoại bắt kiêng cữ nhiều lắm nhưng được cái toàn những thứ có lý như: tránh ăn uống đồ có tính hàn, tránh ra gió, không xem tivi, xài điện thoại…

Còn những chuyện như tắm rửa, nằm than thì không quá khắt khe (em được cho tắm nước lá thảo dược còn ấm, vì mùa hè nên chỉ xông hơ sơ sơ chứ không bắt nằm than đổ mồ hôi nhễ nhại…). Vì vậy mà giờ em khỏe lắm, mắt sáng, trở trời cũng chẳng lo đau nhức mình mẩy gì luôn.

Rồi là các mẹ phải chịu khó tập cho con ti sau sinh càng sớm càng tốt để k.í.c.h t.h.í.c.h tuyến sữa, tránh tình trạng tắc tia sữa gây sốt cao, nóng lạnh, co giật cho mẹ thì khổ lắm. Mặt khác, việc cho con ti mẹ giúp t.ử c.u.n.g co bóp tống xuất sản dịch ra ngoài, nhanh trở lại trạng thái như ban đầu chưa có thai, tâm trạng mẹ cũng vui vẻ, phấn chấn hơn.

Mẹ cũng đừng quên vệ sinh v.ù.n.g k.í.n ít nhất 3 lần/ngày bằng nước ấm và dụng cụ sạch nha. Em thì được mẹ đun cho nước lá trầu không để rửa vừa nhanh lành vết thương tầng sinh môn mà vừa làm mềm mịn da, khử mùi rất hiệu quả nữa.

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X