Mẹ bầu ô𝚖 𝚖ặ𝚝 𝚔𝚑ó𝚌 𝚔𝚑𝚒 𝚋𝚒ế𝚝 𝚝𝚑𝚊𝚒 𝚗𝚑𝚒 𝟹𝟺 𝚝𝚞ầ𝚗 𝚝𝚞ổ𝚒 𝐛ị đụ𝐜 𝐭𝐡ủ𝐲 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡ể: 𝙱á𝚌 𝚜ĩ 𝚌𝚑ỉ 𝚛𝚊 𝚟𝚒ệ𝚌 𝚚𝚞𝚊𝚗 𝚝𝚛ọ𝚗𝚐 𝚌ầ𝚗 𝚕à𝚖

Thai phụ mang thai tuần thứ 34, đi siêu âm phát hiện con bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh do di truyền từ đời ông.

Ngày 3.7, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, một sản phụ mang thai lần 2, thai 34 tuần, phát hiện thai nhi bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh khi siêu âm tại Phòng khám Đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương.

Mẹ bầu ôm mặt khóc khi biết thai nhi 34 tuần tuổi bị đục thủy tinh thể: Bác  sĩ chỉ ra việc quan trọng cần làm

Tiền sử gia đình thai phụ có bố chồng, chồng và con đầu đều bị bệnh đục thuỷ tinh thể.

Theo bác sĩ Giang Tiến Trung – Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) đục thể thủy tinh bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của mắt xảy ra trước khi sinh hoặc ngay lúc vừa mới sinh.

Khi một trẻ nhỏ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ không thể nhìn rõ bằng mắt như những đứa trẻ bình thường khác. Điều này khiến cho mắt và não của trẻ nhỏ khó phối hợp với nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác và chuyển động của mắt cũng kém chính xác hơn.

Hầu hết không tìm ra nguyên nhân của bệnh đục thể thủy tinh bẩm sinh, rất hiếm trẻ em bị bệnh này, một số nguyên nhân có thể nghi ngờ gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh như sau:

– Nguyên nhân có thể do di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đục thủy tinh thể thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng trẻ em sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh là rất cao.

– Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh do sự bất thường ở trên nhiễm sắc thể như hội chứng chondrodysplasia, hội chứng Down, hội chứng loạn sản ngoại bì, …

– Nhiễm trùng trong quá trình mang thai: Một số bệnh nhiễm trùng mà người mẹ có thể mắc phải khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị đục thủy tinh thể bẩm sinh như: Bệnh giang mai, HIV, bệnh rubella, bệnh sởi, mụn rộp, thủy đậu, bệnh toxoplasmosis….

– Các tổn thương khi mang thai: Trong những trường hợp bà mẹ đang mang thai bị chấn thương về thể chất như bạo lực thân thể, té ngã, tai nạn xe,… có thể khiến mắt của trẻ bị chấn thương.

– Bị hạ đường huyết trong quá trình mang thai: Với những thai phụ bị bệnh đái tháo đường, việc không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nguy cơ đường huyết cao quá mức hoặc hạ đường huyết. Những tình trạng này có thể dẫn đến hỏng các cơ quan trong cơ thể, như mạch máu, mắt, dây thần kinh của cả bé và mẹ.

– Sinh non: Đối với những trẻ em sinh ra trước 37 tuần sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.

Mẹ bầu ôm mặt khóc khi biết thai nhi 34 tuần tuổi bị đục thủy tinh thể: Bác sĩ chỉ ra việc quan trọng cần làm - 3

Đa số đục thủy tinh hể bẩm sinh đều phải cần đến phẫu thuật để có thể lấy bỏ thủy tinh thể đục.

Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh

Các thuốc hạn chế tốc độ đục thủy thể tinh (như catacol, catastart…) chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật nhãn cầu.

Không có thuốc làm tan đục thủy tinh thể bị đục, mà chỉ còn cách phẫu thuật thay thủy tinh thể tự nhiên bằng thủy tinh thể nhân tạo (ống kính nội nhãn).

Trường hợp đục thủy tinh thể không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực, có thể không cần thiết phải phẫu thuật.

Nếu đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự phát triển của hệ thống thị giác của trẻ, phẫu thuật có thể thực hiện khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể đơn phương, phẫu thuật có thể được xem xét ở khoảng 6 tuần sau sinh.

Đối với đục thủy tinh thể bẩm sinh toàn bộ hai mắt cần phải phẫu thuật sớm ngay trong những tháng đầu của trẻ. Phương pháp phẫu thuật thường là mổ lấy thủy tinh thể sau đó đeo kính hoặc dùng kính tiếp xúc ở trẻ dưới 5 tuổi; trẻ trên 5 tuổi có thể đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Đối với đục thủy tinh thể hai mắt chưa toàn bộ quyết định phẫu thuật không cần khẩn cấp đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần điều chỉnh kính hoặc nhỏ giãn đồng tử. Trong trường hợp đục không đồng đều ở hai mắt chú ý điều trị mắt đục nhiều hơn trước.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh một mắt có thể phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo loại này xuất hiện sớm thường bị nhược thị rất sâu, thường kèm với những tổn thương phối hợp tại mắt và toàn thân nên kết quả điều trị rất kém.

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như phaco.

Hiện có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Nguồn: https://laodong.vn/cac-loai-benh/di-sieu-am-thai-phu-phat-hien-con-bi-duc-thuy-tinh-the-bam-sinh-1212030.ldo

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X