Mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao ngày thì con ngủ im ru nhưng cứ đêm là giật mình ‘thon thót’?

Trẻ thường giật mình lúc nửa đêm là một loại trở ngại giấc ngủ phổ biến ở trẻ em. Để có hiểu đúng các biểu hiện cũng như giúp bé cải thiện tình trạng này, bố mẹ cần biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị ảnh hưởng giấc ngủ?

Nguyên nhân nào khiến trẻ thường giật mình lúc nửa đêm?

Theo chuyên gia sức khỏe trẻ em cho biết: Trẻ nhỏ đa số thời gian đều để ngủ là chính, vì vậy một khi phát hiện bé ngủ không ngon giấc và nhất là rất dễ giật mình vào ban đêm sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng không ít. Thực tế có nhiều khả năng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ.

Kết quả hình ảnh cho bé giật mình đêm"

Vì sao trẻ thường giật mình lúc nửa đêm? – Ảnh minh họa: Internet

Do cấu tạo thần kinh não bộ

Trẻ thường giật mình lúc nửa đêm có thể không vì bất cứ bệnh tật nào mà chỉ đơn thuần là yếu tố “tiên thiên”, tức là do hệ thống thần kinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Điều đặc biệt hơn chính là khu vực kiểm soát giấc ngủ của bộ não, cũng chính là chất vỏ não, chưa phát dục toàn diện nên tự nhiên sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

Do yếu tố di truyền

Theo điều tra thống kê lâm sàng, có đến khoảng một nửa số trẻ em có hiện tượng thức giấc vào ban đêm đều do di truyền từ gia đình, khả năng cao là bố hoặc mẹ lúc nhỏ cũng từng trải qua vấn đề giấc ngủ. Vì vậy, đây cũng có thể nói là nguyên nhân “tiên thiên” nên không đáng lo ngại.

Kết quả hình ảnh cho bé giật mình đêm"

Trước khi ngủ nếu trẻ quá mệt hoặc bị kích thích tâm lý sẽ dễ giật mình vào ban đêm – Ảnh minh họa: Internet

Do yếu tố tâm lý

Một số nhân tố gây kích thích tâm lý cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ thường giật mình lúc nửa đêm. Điển hình như là ban ngày trẻ bị dọa sợ, hoặc đột ngột xa bố mẹ hoặc người lớn trong nhà cãi nhau to tiếng v.v… Những tác động từ bên ngoài dù xảy ra vào ban ngày vẫn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của trẻ.

Do nguyên nhân khác

Nghiên cứu còn phát hiện một số trẻ nhỏ nếu bị nhiễm ký sinh trùng cũng gây rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ khó ngủ sâu và dễ bị giật mình vì một tiếng động rất nhỏ, sau đó còn khó có thể ngủ lại. Bố mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của bé để sớm phát hiện ký sinh trùng và điều trị hợp lý.

Kết quả hình ảnh cho bé giật mình đêm"

Nhiễm ký sinh trùng cũng khiến giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng – Ảnh minh họa: Internet

Những biểu hiện thường gặp kèm theo khi trẻ thường giật mình lúc nửa đêm

Mức độ và tần suất xảy ra của tình trạng trẻ giật mình ban đêm còn có liên quan đến độ tuổi và giới tính của trẻ. Đa số những trẻ vốn có sự mẫn cảm cao hoặc tính cách nhút nhát sẽ dễ bị hơn. Tuy nhiên theo sự tăng dần độ tuổi thì hiện tượng này cũng dẫn biến mất nếu không phải do bệnh tật.

Trẻ thường giật mình lúc nửa đêm có thể có nhiều biểu hiện khác nhau kèm theo, nhưng nhìn chung trẻ sẽ có tình trạng rất khó đi vào giấc ngủ, liên tục trở mình và không thể tiến vào trạng thái ngủ sâu. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị ác mộng, đổ nhiều mồ hôi, hoảng sợ, khóc quấy v.v…

Kết quả hình ảnh cho bé giật mình đêm"

Trẻ thường giật mình lúc nửa đêm còn kèm theo đổ mồ hôi, nằm mộng, hoảng loạn và khóc quấy hoặc bần thần – Ảnh minh họa: Internet

Không những vậy, mặc dù trẻ có thể dễ tỉnh giấc nhưng một số trường hợp khi đã ngủ thì cũng rất khó gọi tỉnh. Ban ngày trẻ còn có biểu hiện căng thẳng, tay chân hoạt động thiếu kiểm soát, đôi khi còn tỏ ra ngơ ngác khi bị giật mình, kích động la hét không yên. Lúc này trẻ cần sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng của bố mẹ để trấn an tâm lý, giúp trẻ ngủ lại tốt hơn.

Người lớn cần làm gì để cải thiện cũng như hạn chế tình trạng trẻ giật mình vào ban đêm?

Nếu xác định trẻ không bị nhiễm ký sinh trùng hoặc bệnh tật nào khác thì hằng ngày bạn nên rèn luyện cho trẻ có thói quen ngủ tích cực. Đầu tiên là tư thế nằm, không nên cho trẻ nằm sấp vì có thể gây khó ngủ và còn có nguy cơ khiến trẻ bị ngạt. Lúc nằm ngửa cũng nên chú ý hai tay của trẻ không nên đặt trước ngực sẽ ảnh hưởng tuần hoàn máu về tim.

Kết quả hình ảnh cho bé giật mình đêm"

Sự vuốt ve và giao lưu tình cảm của bố mẹ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn – Ảnh minh họa: Internet

Trước giờ ngủ của trẻ khoảng 2 tiếng tuyệt đối không để trẻ có những hoạt động mạnh hoặc tiếp xúc với những thứ gây kích thích. Cho dù đó là vui chơi cũng khó tránh khiến não bộ rơi vào trạng thái hưng phấn, trẻ khó ngủ và dễ giật mình, nằm mộng.

Đặc biệt bố mẹ không nên đánh mắng sẽ gây hoảng sợ, căng thẳng thần kinh của trẻ. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý khuyến cáo sự giao lưu tình cảm bằng lời nói, sự vuốt ve của bố mẹ dành cho trẻ là liều thuốc an thần tuyệt vời đối với giấc ngủ, giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Theo GĐM

X
/57976558/Ureka_Supply_myeva.vn_InflowMB_1x1_130623